Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở mèo. Bệnh do virus gây ra và có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách.
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh, gây tử vong sau vài ngày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh do virus FPV gây ra, đây là loại virus cực kỳ cứng đầu khi đề kháng với các chất sát trùng mạnh như cloroform, acid, nhạy cảm với Clorox và tồn tại ở nhiệt độ tới 56 độ C trong 30 phút. ĐIều này đồng nghĩa với việc chúng ta không thể sử dụng các chất sát trùng nêu trên để loại bỏ loại vi khuẩn này.
Bệnh giảm bạch cầu ở lây truyền qua đường miệng của mèo. Bệnh tiến triển rất nhanh, bất thình lình với những triệu chứng nguy hiểm như mất nước bỏ ăn, nôn mửa dẫn tới tử vong cao nếu không được điều trị.
Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Ở giai đoạn nhẹ: Mèo vẫn nhanh nhẹn nhưng đi lại có biểu hiện loạng choạng, không còn giữ được thăng bằng, mặt lảo đảo, chậm chạp dần, miệng chảy dãi, có mùi khó chịu.
Ở giai đoạn nặng hơn: Bỏ ăn nôn ra dịch vàng có bọt, ỉa chảy lông tả tơi, miệng chảy dãi mạnh, mùi hôi và tanh. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở mèo con cao hơn rất nhiều. Mèo con có thể chết đột ngột mà không có dấu hiệu nào đi kèm, nếu có vài triệu chứng, chúng có thể tử vong sau 5 ngày mắc bệnh.
Giai đoạn cuối mèo bị tiêu chảy ra máu, không còn vận động và dẫn tới tử vong.
Cách chữa trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo mặc dù có tỷ lệ tử vong cao nhưng nếu tuân thủ lộ trình điều trị của bác sỹ và kiên trì thì tỷ lệ này sẽ giảm xuống, khả năng cứu sống mèo cũng cao hơn. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể mèo sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn từ đó miễn dịch với FPV vì vậy mục tiêu của việc điều trị chính là duy trì thể trạng và sức khỏe của mèo cho tới khi cơ thể chúng có thể tự sản sinh ra sức đề kháng.
Kháng thể thường sẽ xuất hiện sau 4 -5 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Do đó nếu được chăm sóc phù hợp trong 5-6 ngày thì mèo sẽ có cơ hội chữa khỏi rất cao. Với mèo tây: Do thể trạng yếu hơn so với mèo ta nên sẽ biểu hiện các triệu chứng rõ rệt ngược lại mèo ta khi phát bệnh thì thường đã ở giai đoạn cuối hoặc nguy kịch gần chết.
Khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, bạn nên đưa mèo tới ngay các cơ sở thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chỉ chậm 1-2 ngày tình trạng bệnh của mèo đã xấu đi rõ rệt.
Nếu nhà bạn không gần các cơ sở, bệnh viện thú y. Bạn có thể tham khảo cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo của Fanpage Hanoi Cattree Shop. Đây là bài viết chia sẻ khá hay khi chủ nhân đã cứu sống đàn mèo 16 con của mình bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên trì theo sát lộ trình điều trị.
Cách phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Hiện nay cách phòng ngừa tốt nhất chính là tiêm phòng vắc-xin cho mèo. Trên thị trường có nhiều loại vắc-xin phòng ngừa 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất với mèo. Hiệu lực lên tới 2-3 năm tuy nhiên, các bạn cũng cần tiêm nhắc lại để đề phòng.
Tiêm vắc – xin cho mèo lần đầu tiên từ tuần thứ 8-10. 4 tuần sau bạn sẽ tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Mũi thứ 3 thường được khuyến khích sử dụng trong trường hợp mèo nhà bạn được nuôi dưỡng trong vùng dịch bệnh vào tuần tuổi thứ 16.
Chú ý:
Khi đón mèo về nhà mới cần cách ly với đàn mèo trong nhà 15-20 ngày
Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và khu vực nuôi mèo.
Một phần nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu xuất phát từ tập tính đi tìm bạn tình của mèo khi động dục vì vậy việc triệt sản cho mèo cái, thiến mèo đực được xem là một giải pháp giúp bạn có thể ngăn ngừa khả năng mắc bệnh của mèo.