5 kinh nghiệm quý báu dành cho người mới nuôi chó Bull Pháp

Nuôi chó Bull vốn không phải là điều dễ dàng, bởi giống chó ngoại này sở hữu những đặc điểm riêng và cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng nuôi dưỡng bạn nhỏ Bull Pháp tốt hơn, bạn có thể lưu ý một số kinh nghiệm nuôi chó Bull Pháp cho những người mới.

Môi trường sống rộng rãi và thoải mái cho Bull

Không chỉ với riêng chó Bull mà các loài chó hiện nay đều cần được sống trong một môi trường rộng rãi và thoải mái. Chó là loài có khả năng chạy nhanh, săn mồi và bảo vệ, do đó, việc kìm hãm 4 chân của chúng trong nhà khiến nguồn năng lượng của chúng tăng cao mà không được giải tỏa. Khi năng lượng ngày càng tăng, chó sẽ có xu hướng cắn phá, phá hoại đồ đạc.

Chuẩn bị một môi trường sống thân thiện chính là yếu tố đầu tiên trong 5 kinh nghiệm nuôi chó Bull Pháp bạn nên chú ý. Điều này sẽ giúp quá trình chăm sóc các bé diễn ra tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng nên được cân nhắc kỹ lưỡng theo độ tuổi

Nếu các loài chó nhỏ có chế độ dinh dưỡng dễ dàng cân bằng nhờ vào thực đơn thực phẩm khô, thì Bulldog lại có xu hướng ăn các loại thức ăn tươi.

Chế độ dinh dưỡng của chó Bull Pháp trong từng giai đoạn sẽ có những lưu ý quan trọng. Nhìn chung, chủ nhân nên chú ý đến các yếu tố sau: Cho chó ăn thức ăn giàu Protein, đạm như: thịt, cá, trứng, sữa,… Các loại thức ăn giàu chất xơ như rau củ quả cũng cần được bổ sung thường xuyển để đáp ứng đủ lượng vitamin cần thiết và tốt cho sự phát triển của chó.

Hạn chế cho các bé ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột như cơm, khoai, bắp,… bởi tinh bột không có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Với thói quen lười di chuyển thì Bulldog dễ bị béo phì nếu ăn quá nhiều các loại thực phẩm này.

Số lượng bữa ăn nên tùy vào từng giai đoạn phát triển. Đây cũng được xem là kinh nghiệm nuôi chó Bull Pháp hiệu quả. Đối với các bé dưới 3 tháng tuổi, số cử ăn có thể là 4 hoặc 5 với thức ăn mềm. Ở giai đoạn lớn hơn, các bé sẽ chia bữa ăn thành 3 đến 4 bữa xen kẻ thức ăn mềm với các loại thức ăn mới. Kể từ 5 tháng tuổi, thức ăn cho chó Bull Pháp nên chia thành 2 cử với đầy đủ dinh dưỡng.

Chú ý cho chó Bull tập thể dục đều đặn

Nghe có vẻ buồn cười nhưng đây lại là lưu ý quan trọng trong kinh nghiệm nuôi chó Bull Pháp bạn cần biết. Vì sao?

Chó Bull khá lười biếng bởi thân hình đồ sộ của mình. Do đó, một số con khi không được chú ý đến việc tập thể dục, có xu hướng tăng cân khó kiểm soát và dẫn đến một cơ thể không lành mạnh.

Giống Bull Pháp với vẻ đẹp rắn rỏi, các cơ và khung xương vạm vỡ cùng thân hình chắc nịch là mong muốn của không ít “con sen”. Tuy nhiên, không phải tự dưng chúng có thể sở hữu thân hình như vậy. Tập thể dục chính là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe và sụ phát triển của chúng.

Các bài tập thể dục có thể sử dụng như chạy bộ hoặc đi bộ là lựa chọn thích hợp.

Chăm sóc chó Bull định kỳ

Hạn chế đưa chó ra các khu vực có nước sâu vì các bé dễ bị sặc.

Hạn chế đưa chó ra môi trường bụi bặm hoặc di chuyển ngoài đường nhiều để tránh các bé bị khò khè, ảnh hưởng hô hấp.

Cần mặc ấm vào mùa đồng, mát mẻ vào mùa hè và hạn chế môi trường quá lạnh dễ gây sốc nhiệt.

Cho các bé khám định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe và các bệnh tiềm ẩn.

Huấn luyện chó Bull Pháp như thế nào?

Kinh nghiệm nuôi chó Bull Pháp cũng nên chú ý đến cách huấn luyện. Đây cũng là một trong những giống chó dữ, nếu không được dạy bảo triệt để có thể gây hại cho con người.

Để huấn luyện chó một cách bài bản, bạn có thể tìm hiểu các trung tâm huấn luyện chuyên nghiệp trên địa bàn. Trên đây là những thông tin cơ bản trong việc chăm sóc cho chó Bull Pháp. Nếu muốn huấn luyện tại nhà, bạn có thể tìm hiểu các video được chia sẻ trên mạng hoặc kinh nghiệm của những người đã từng nuôi Bull Pháp.

Hãy đối tốt với chó nhà bạn, vì chúng vẫn mơ về bạn mỗi ngày

Chó hóa ra sống tình cảm hơn chúng ta tưởng nhiều đấy.

Người ta vẫn bảo hiếm có loài vật nào trung thành bằng loài chó. Đơn giản là vì chúng sống tình cảm, chẳng khi nào phản bội, rời bỏ chủ nhân của chúng. Tình bạn giữa chó và người cũng luôn là một chủ đề đẹp vô cùng trong các tác phẩm văn thơ từ bao đời nay.

Tuy nhiên, có vẻ như chúng ta vẫn chưa hiểu đúng về tình cảm của chó dành cho chúng ta. Bởi vì theo một nghiên cứu mới đây, chó thậm chí còn nghĩ về chúng ta ngay cả khi đang ngủ. Hay nói cách khác, chó luôn mơ về chủ của chúng.

Dog is lying on back on the bed – selective focus

Cụ thể hơn, tiến sĩ Deirdre Barrett – nhà tâm lý học tiến hóa của khoa Y ĐH Harvard (Mỹ) – đã dành nhiều năm để nghiên cứu giấc ngủ của con người. Nhưng các thí nghiệm của bà đồng thời chỉ ra rằng loài chó cũng có thể mơ giống như chúng ta – tức là về những gì xảy ra với chúng trong ngày.

Barrett cho biết: “Con người thường mơ thấy những thứ họ quan tâm đến vào ban ngày, tất nhiên là ảo nhiều hơn thực. Và chẳng có lý do gì các loài động vật lại mơ khác cả. Về cơ bản thì chó rất gắn bó với chủ, nên nhiều khả năng chúng đã và đang mơ về bạn, về mùi hương, về cái bản mặt cau có bạn trưng ra khi chúng quậy phá”.

Tất nhiên, Barrett có cảnh báo rằng chúng ta sẽ chẳng thể biết chính xác chó mơ thấy gì, hay thậm chí là chúng thực sự có mơ. Nhưng theo các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi hiện nay thì hầu hết các loài thú đều có chu kỳ ngủ giống người, bao gồm giai đoạn ngủ sâu – khi não bộ hoạt động kém nhất, và giai đoạn REM (giai đoạn ngủ mắt đảo nhanh) – cũng là giai đoạn tạo ra giấc mơ. Chính vì thế, việc các loài vật có ngủ mơ là chuyện hoàn toàn dễ hiểu.

Chó có mơ, vậy còn mèo thì sao nhỉ? Cũng theo nghiên cứu của Barret thì trái với chó, mèo ít khi mơ. Chúng luôn giữ mình trong tình trạng cảnh giác, có động là bật dậy ngay.

Theo Barrett: “Thực ra các thông tin về giấc mơ của mèo nhiều hơn chó. Các nghiên cứu về giấc ngủ trước kia từng thực hiện rất nhiều thí nghiệm về giấc mơ của mèo, và phát hiện ra rằng chúng có giai đoạn REM. Tuy nhiên kể cả khi ngủ sâu, chúng vẫn giữ cảnh giác với những giấc mơ về cảnh đi săn mồi”.

Mèo cũng ngủ mơ như chó

Dựa trên kết quả nghiên cứu, Barrett cho rằng những người chủ nên giúp chúng có giấc mơ đẹp, thay vì biến nó thành ác mộng. “Cách tốt nhất để mơ đẹp là có một ngày tràn ngập vui vẻ và hạnh phúc, cùng môi trường an toàn, thoải mái” – Barrett chia sẻ.

Khoa học chứng minh mèo khoe mông vào mặt bạn thể hiện tình thương

Bạn có bao giờ để ý rằng đôi khi hoàng thượng nhà bạn thường xuyên ịn mông khoe đít về phía bạn không? Đấy là dấu hiệu của sự yêu thương!

Khoa học đã chứng minh, việc hít ngửi mông là một trong những cách giao tiếp của loài mèo. Vì không thể nói được nên lũ mòe sẽ giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vị trí của tai, đầu, đuôi và mông của chúng đều truyền tải một thông điệp đến những con mèo khác và cho cả các con sen nữa.

Hành vi đánh hơi mông và ngửi mông là bình thường giữa loài mèo và việc khoe  mông là một phần của cuộc nói chuyện. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi hoàng thượng nhảy lên đùi bạn trong một buổi chiều, đòi vuốt ve và sau đó quay lại ịn mông, khoe mông vào mặt bạn.

Khi 2 con mèo gặp nhau, chúng sẽ ngửi mặt và cổ của nhau như một kiểu “Xin chào”. Điều này giống như việc bạn gật đầu chào một người lạ trong cuộc gặp đầu tiên. Mèo sản xuất pheromone ở má báo hiệu tình bạn, vì vậy đánh hơi khu vực này có thể giúp làm dịu cảm giác hung hăng, đề phòng hoặc sợ hãi ở chúng.

Một khi chúng cảm thấy thoải mái với nhau, chúng bắt đầu tiến đến đánh hơi  ở sườn. Điều này có thể tương tự như cái bắt tay lịch sự “rất vui được gặp bạn” của chúng ta. Đây là khu vực lưu giữ mùi hương khi những con mèo khác cọ xát, chải chuốt nhau hoặc mùi hương từ bàn tay vuốt ve của con người. Vì vậy, nơi đây nói được khá nhiều điều về đối phương.

Bước cuối cùng là đánh hơi vùng hậu môn bên dưới chiếc đuôi dựng lên. Mùi hương đặc trưng của con mèo được tìm thấy ở đây. Những con mèo có thể không cần đánh hơi mặt hoặc sườn, nhưng việc ngửi đít gần như là 1 điều bắt buộc. Những con mèo giữ đuôi và không muốn bị đánh hơi có thể được so sánh với một người nhút nhát và e thẹn.

Một cái đuôi chỉa lên tương đương với câu báo hiệu “Tôi không phải là mối đe dọa.” Vì vậy, sự kết hợp của việc nâng đuôi và đánh hơi đít tương đương với một cái ôm nhiệt tình hoặc một nụ hôn trên má trong lời chào của chúng ta. Vậy khi hoàng thượng đưa đuôi vào mặt bạn, đừng vội đẩy nó ra. Chúng chỉ muốn nói xin chào và thể hiện tình yêu thương với bạn thôi, như kiểu ôm hôn ấy. Nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc chúng mong bạn hít ngửi hay đánh hơi chỗ ấy đâu

Các bước xử lý chó bị ong đốt nhanh tại nhà

Chó bị ong đốt tưởng chừng như rất bình thường, tuy nhiên nếu chủ quan, cún cưng có thể gặp phải những triệu chứng vô cùng nguy hiểm dẫn tới tử vong.

Chó là loài động vật sử dụng mũi đánh hơi, chúng luôn muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Điều này khiến cún phải đối mặt với tình trạng côn trùng cắn, đốt đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Ong chính là kẻ thù lớn nhất mà cún cưng cần tránh. Khi chó bị ong đốt, chúng có thể gặp phải một số biểu hiện như sưng mặt mũi, chân thậm chí những vết đốt ở cổ và khu vực sát phổi còn khiến chó gặp phải tình trạng khó thở dẫn tới nguy kịch.

Ngoài những nguy cơ bị ong đốt trong những ngày hè nóng nực, cún cưng của bạn cũng phải đối mặt với triệu chứng sốc nhiệt. Chó thường thở dốc, chảy dãi và lịm đi rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những biểu hiện thường thấy khi chó bị ong đốt

Cũng giống với con người, chó bị ong đốt thường có những dấu hiệu đặc trưng như sưng tấy đỏ ở khu vực vết đốt. Nếu bị đốt vào chân, chó còn có thể đi khập khiễng và khó chịu. Chúng thường liếm hoặc gặm bàn chân khi bị ong đốt.

Khi bị đốt vào khí quản, những chú chó có biểu hiện dị ứng, sưng tấy gây ra khó thở. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới ngạt thở.

Các bước xử lý khi chó bị ong đốt

Nhận biết tình trạng vết đốt của cún: Khi bị ong đốt, bạn nên loại bỏ ngòi của ong bằng 1 tấm thẻ cứng ngân hàng hoặc một mảnh nhựa cứng. Bạn gạt ngòi của ong ra theo đường chéo một cách dứt khoát. Tránh nặn ngòi bằng tay, việc này chỉ khiến tình trạng thêm xấu đi, nọc độc sẽ được giải phóng nhanh hơn khi nặn.

Sau khi nặn được ngòi của ong, việc tiếp theo bạn cần làm là sử dụng dung dịch bôi lên vết đốt, tùy thuộc vào loại ong đã đốt cún để lựa chọn loại dung dịch để bôi. Với ong vò vẽ bạn sử dụng dấm ăn để bôi lên, còn ong mật bạn dùng dung dịch bột nở để đắp lên vết đốt.

Nọc độc của ong vò vẽ có tính kiềm nên bạn sử dụng dấm – hoặc các dung dịch axit lành tính để trung hòa mặc khác vết đốt của ong mật lại chứa đầy axit vì vậy bạn sử dụng những dung dịch có tính kiềm để trung hòa không nhất thiết phải là dung dịch bột nở. Khi không biết loại ong nào đã đốt cún, bạn chỉ cần chườm đá để vết đốt giảm sưng tấy và giúp cún không còn thấy khó chịu khu vực vết đốt.

Theo dõi và khám người cún xem còn vết đốt nào nữa, sau khi bôi dung dịch, bạn thấy cún có những dấu hiệu như khó thở và không giảm độ sưng tấy, hoặc nếu vết đốt quá nhiều, bạn nên đưa chó tới ngay các phòng khám thú y gần nhất để được điều trị. Việc hứng chịu quá nhiều nọc độc của ong cùng một thời điểm sẽ khiến cún bị tổn thương thận dẫn tới tử vong.

Thời tiết giao mùa là lúc mà côn trùng và nấm phát triển dẫn tới tình trạng viêm da, vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị viêm da, rụng lông giúp cún cưng khỏe mạnh. Hãy tham khảo bài viết trong series kiến thức của chúng tôi: Chó bị viêm da, rụng lông, có mủ và cách điều trị như thế nào.

Cách phòng tránh tình trạng chó bị ong đốt

Với thời tiết giao mùa, việc côn trùng phát triển và sinh sôi là điều không thể tránh được. ĐIều này đồng nghĩa với nguy cơ chó bị ong đốt tăng cao, đặc biệt là những chú chó thường hoạt động ngoài trời. Để tránh được tình trạng cún cưng bị ong đốt, bạn nên lựa chọn thời điểm đưa chó ra ngoài đi dạo.vòa lúc ngả tối hoặc sáng sớm – thời gian ong chưa hoạt động mạnh để tránh chạm chán với chúng.

Đưa cún tới những địa điểm thoáng mát, không có nhiều bụi rậm, những nơi có nhiều hoa, những nơi có tổ ong lớn hoặc khu vực vườn tược nhiều cây ăn quả…

Tránh sử dụng các loại nước thơm, nước hoa trước khi đưa cún đi dạo để hạn chế sự chú ý của ong nhé.

Hy vọng bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểu thêm về nhiều căn bệnh cũng như cách chăm sóc chó hữu ích.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể chữa khỏi hay không?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở mèo. Bệnh do virus gây ra và có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh, gây tử vong sau vài ngày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh do virus FPV gây ra, đây là loại virus cực kỳ cứng đầu khi đề kháng với các chất sát trùng mạnh như cloroform, acid, nhạy cảm với Clorox và tồn tại ở nhiệt độ tới 56 độ C trong 30 phút. ĐIều này đồng nghĩa với việc chúng ta không thể sử dụng các chất sát trùng nêu trên để loại bỏ loại vi khuẩn này.

Bệnh giảm bạch cầu ở lây truyền qua đường miệng của mèo. Bệnh tiến triển rất nhanh, bất thình lình với những triệu chứng nguy hiểm như mất nước bỏ ăn, nôn mửa dẫn tới tử vong cao nếu không được điều trị.

Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Ở giai đoạn nhẹ: Mèo vẫn nhanh nhẹn nhưng đi lại có biểu hiện loạng choạng, không còn giữ được thăng bằng, mặt lảo đảo, chậm chạp dần, miệng chảy dãi, có mùi khó chịu.

Ở giai đoạn nặng hơn: Bỏ ăn nôn ra dịch vàng có bọt, ỉa chảy lông tả tơi, miệng chảy dãi mạnh, mùi hôi và tanh. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở mèo con cao hơn rất nhiều. Mèo con có thể chết đột ngột mà không có dấu hiệu nào đi kèm, nếu có vài triệu chứng, chúng có thể tử vong sau 5 ngày mắc bệnh.

Giai đoạn cuối mèo bị tiêu chảy ra máu, không còn vận động và dẫn tới tử vong.

Cách chữa trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo mặc dù có tỷ lệ tử vong cao nhưng nếu tuân thủ lộ trình điều trị của bác sỹ và kiên trì thì tỷ lệ này sẽ giảm xuống, khả năng cứu sống mèo cũng cao hơn. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể mèo sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn từ đó miễn dịch với FPV vì vậy mục tiêu của việc điều trị chính là duy trì thể trạng và sức khỏe của mèo cho tới khi cơ thể chúng có thể tự sản sinh ra sức đề kháng.

Kháng thể thường sẽ xuất hiện sau 4 -5 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Do đó nếu được chăm sóc phù hợp trong 5-6 ngày thì mèo sẽ có cơ hội chữa khỏi rất cao. Với mèo tây: Do thể trạng yếu hơn so với mèo ta nên sẽ biểu hiện các triệu chứng rõ rệt ngược lại mèo ta khi phát bệnh thì thường đã ở giai đoạn cuối hoặc nguy kịch gần chết.

Khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, bạn nên đưa mèo tới ngay các cơ sở thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chỉ chậm 1-2 ngày tình trạng bệnh của mèo đã xấu đi rõ rệt.

Nếu nhà bạn không gần các cơ sở, bệnh viện thú y. Bạn có thể tham khảo cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo của Fanpage Hanoi Cattree Shop. Đây là bài viết chia sẻ khá hay khi chủ nhân đã cứu sống đàn mèo 16 con của mình bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên trì theo sát lộ trình điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Hiện nay cách phòng ngừa tốt nhất chính là tiêm phòng vắc-xin cho mèo. Trên thị trường có nhiều loại vắc-xin phòng ngừa 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất với mèo. Hiệu lực lên tới 2-3 năm tuy nhiên, các bạn cũng cần tiêm nhắc lại để đề phòng.

Tiêm vắc – xin cho mèo lần đầu tiên từ tuần thứ 8-10. 4 tuần sau bạn sẽ tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Mũi thứ 3 thường được khuyến khích sử dụng trong trường hợp mèo nhà bạn được nuôi dưỡng trong vùng dịch bệnh vào tuần tuổi thứ 16.

Chú ý:

Khi đón mèo về nhà mới cần cách ly với đàn mèo trong nhà 15-20 ngày

Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và khu vực nuôi mèo.

Một phần nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu xuất phát từ tập tính đi tìm bạn tình của mèo khi động dục vì vậy việc triệt sản cho mèo cái, thiến mèo đực được xem là một giải pháp giúp bạn có thể ngăn ngừa khả năng mắc bệnh của mèo.

Những loại cây cảnh gây hại cho mèo

Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy mèo hay đi tìm lá cây, cỏ để ăn, đó là khi nó muốn ói ra búi lông ở trong bụng, tuy nhiên, có những loại cây bạn không nên cho mèo tiếp cận vì nó chứa nhiều chất độc gây hại cho mèo.

Cách chăm sóc mèo luôn khỏe mạnh, ít bị ốm hay bệnh là câu hỏi của rất nhiều bạn yêu mèo. Đùa nghịch hoặc cắn phá mọi thứ đã là bản chất muôn thuở của thú cưng trong nhà đặc biệt là mèo. Đây là thói quen của mèo, lợi ích thì ít mà gây hại thì khá nhiều.

Mèo có thể cắn nát những thứ mà chúng bắt gặp được, thế nhưng không phải thứ gì mèo cưng cũng có thể cắn đâu nha, đặc biệt là những gia đình có sở thích trồng cây cảnh trong nhà và ở ngoài vườn thì càng khiến cho  thú cưng thích thú và muốn nghịch phá.

Nhưng các loài cây tưởng chừng như vô hại chỉ để chưng kiểng thế thôi thì lại ẩn chứa những chất độc hại cho tới kịch độc mà ta không hay biết. Sẽ rất đáng tiếc nếu thú cưng của bạn ăn phải chúng.

Sau đây là những loài cây mang chất độc trong mình mà khi bạn thấy thì tuyệt đối đừng để mèo cưng của bạn nhai hay cắn chúng nha!

Dạ yến thảo

Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng thực chất đây là hoa bìm bìm hay còn gọi là bìm bịp rất phổ biến tại đất nước ta. Loài cây thuộc họ khoai và rất được ưa thích làm cây cảnh trang trí trong nhà cũng như làm giàn hoa trên mái nhà.Nhưng điều ít ai biết là loài cây này chứa độc tố alkaloid lysergic gây ảo giác nhẹ, tiêu chảy, mất phương hướng cho động vật khi ăn phải. Nhìn nhỏ đẹp vậy thôi chứ gây ảo giác thì không phải dạng vừa đâu!

Hoa trúc đào

Chăm sóc mèo không khó nhưng bạn nên để mắt tới chúng, chó mèo là rất thích ăn bậy cắn bậy.  Đối với chó, mèo và ngựa thì cây trúc đào là một thứ cực kỳ đáng sợ, nó có thể gây suy tim cho các loài trên khi ăn phải, biểu hiện là mất thăng bằng, nhịp tim nhanh cũng như chảy rất nhiều nước bọt. Các Sen nhớ chú ý đừng để mèo cưng ăn phải loài hoa này nha! Mà không chỉ với chó mèo, loài cây này cũng rất độc với con người.

Hoa đỗ quyên

Một loài thực vật được rất nhiều gia đình ưa thích dùng làm cảnh nhưng nhớ là đừng để thú cưng của bạn ăn phải, nó có thể gây tê liệt khi ăn một lượng lớn. Cây trồng rất đẹp nhưng chống chỉ định để Boss lại gần đó đấy!

Kim ngân lượng

Một loại cây rất thích hợp để trang trí cho mùa lễ giáng sinh. Tuy nhiên khi ăn trên 20 quả của cây này có thể bị nôn mửa, tiêu chảy… Chỉ để trang trí thôi nhé, không được ăn nha!

Cây thông

Đó là một loại cây cực độc, người dân Mỹ rất sợ chúng vì nó có thể gây tử vong. Chất độc cicutoxin và cicutol có ảnh hưởng đến não và hệ thống thần kinh trung ương.Dấu hiệu cho thấy con vật cưng của bạn đã ăn phải các thực vật độc hại bao gồm khó thở, tim đập bất thường, giãn đồng tử, co giật và gây suy hô hấp dẫn đến tử vong. Nên tránh sử dụng các loại đồ chơi cho mèo bằng chất liệu gỗ thông.

Cây cà chua

Nghe có vẻ buồn cười đấy, tuy cà chua rất có ích cho con người nhưng đối với vật nuôi khi ăn phải cây cà chua sẽ tiết nước bọt rất nhiều, buồn ngủ và gây trầm cảm.

Cây chanh

Chanh rất tốt cho cơ thể chúng ta thế nhưng các loài động vật ít khi chịu đựng được lượng lớn axit trong chanh cũng như lá chanh, nó có thể gây hại cho mèo cưng của ban. Một số loại cát vệ sinh cho mèo được quảng cáo là có hương chanh tự nhiên, có thể khử mùi rất tốt. Tuy nhiên các loại cát có hương liệu có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe của mèo.

Hoa Lily

Hoa lily rất đẹp nhưng đối với mèo cưng nhà bạn thì không! Chỉ cần một chiếc lá hay một cánh hoa cũng đủ gây ngộ độc cho mèo vì thế hãy để mèo tránh xa loại hoa kiểng đẹp này nhé! Đặc biệt là với những giống mèo mặt ngắn như mèo Ba Tư, Exotic.

Trong bài viết này là những  loài thực vật phổ biến bạn hay trồng trong nhà, hãy chú ý với các loài cây tưởng chừng vô hại chỉ để làm kiểng nhưng nó có thể gây độc cho thú cưng nhà bạn đấy, tốt nhất đừng cho vật nuôi cắn phá các loài cây trong nhà vì không chừng trong loại cây đó mang độc tố gây hại cho chúng. Một vài thông tin có thể giúp bạn có thêm hiểu biết để phòng tránh và chăm sóc mèo cưng của bạn tốt nhất.

Dấu hiệu chó mang thai giả như thế nào?

Chó mang thai giả là hiện tượng có thể gặp phải khi nuôi chó sinh sản. Vậy dấu hiệu chó mang thai giả như thế nào? Và cách điều trị hiện tượng này ra sao? Hãy cùng blog yêu chó mèo tìm hiểu nhé

Khái niệm chó mang thai giả

Chó mang thai giả là hiện tượng thường thấy ở chó tiền kinh nguyệt, đây được xem là bệnh lý của chó cái trong giai đoạn sinh sản do không được phối hoặc không thụ tinh thành công sau phối.

Nguyên nhân của hiện tượng chó mang thai giả

  • Phần lớn tình trạng chó mang thai giả là do sự thay đổi hormone, giảm nội tiết tố progestoron và Prolacin gây ra, do hoạt động của thể vàng.
  • Dấu hiệu rõ ràng nhất khi chó mang thai giả chính là phần bụng căng và to dần trong tuần thứ 6-12, tuyến vú phát triển như chó mang thai, núm vú vắt ra sữa và ngày một tăng dần về kích thước. Chó thường xuất hiện bụng to, vú căng, vắt ra sữa. Sau 60 ngày phối, chó cũng có xu hướng tìm khu vực kín đáo để đẻ nhưng lại không đẻ được do không có thai bụng.
  • Xuất hiện các biểu hiện dọn ổ, vệ sinh khu vực sống, chuẩn bị sẵn sàng để đẻ. Nhiều chú chó mang đồ chơi và các đồ dùng về cho con.
  • Ngoài hình dáng, tính cách của cún cũng thay đổi khi bồn chồn, đứng ngồi không yên, luôn tìm cách phòng vệ và lo lắng cho thai.
  • Liếm vào cơ thể khu vực thành bụng như đang mang bầu.
  • Rối loạn tiêu hóa và nhiệt độ của cơ thể thấp hơn bình thường.

Cách điều trị tình trạng mang thai giả ở chó

Đây là tình trạng khá phổ biến và thường sau 1 tháng sẽ tự hết. Chỉ cần bạn chú ý một chút sẽ phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh và đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm loại bỏ dứt điểm mà không làm ảnh hưởng tới tâm trạng của cún.

Trong giai đoạn cún mắc bệnh, bạn chú ý làm sạch núm vú của cún để tránh tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, vệ sinh bằng nước muối sinh lý còn hạn chế được rất nhiều các tác nhân gây hại tới sức khỏe của cún.

Cố gắng làm xao nhãng tâm trạng của cún cưng để chúng quên đi tình trạng mang thai giả bằng cách vui đùa và hướng chúng vào các vận động thể chất nhẹ nhàng.

Theo các bác sĩ thú y, việc tiêm testosterron có thể điều trị tình trạng mang thai giả dứt điểm.

Các bạn cũng không cần phải quá lo lắng khi cún của mình mắc chứng mang thai giả. Bởi đây là tình trạng thường thấy ở chó sinh sản. Để chắc chắn cún cưng có mang thai không, bạn nên thường xuyên kiểm tra và theo dõi nhé.

Cách hỗ trợ mèo chuyển dạ sắp sinh

Khi mèo mang thai tới tháng thứ 2, chúng bắt đầu chuyển dạ và có những thay đổi rõ rệt về tính cách trước đó. Nếu để ý kỹ một chút bạn sẽ thấy chúng xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt. Khi phát hiện ra 5 dấu hiệu này, bạn nên sẵn sàng vì mèo sẽ chuyển dạ trong vài ngày sau đó.

Dấu hiệu mèo sắp đẻ

Đây là một số dấu hiệu mèo sắp đẻ thường thấy khi sắp chuyển dạ.

  • Mèo lờ đờ, có dấu hiệu bồn chồn, luôn tìm nơi kín đáo để ẩn nấp. Nếu không muốn mèo đẻ lung tung trong nhà bạn nên chuẩn bị sẵn chiếc ổ cho mèo và hướng chúng vào đó.
  • Mèo bắt đầu liếm láp âm hộ và các khu vực trên cơ thể nhiều hơn thường ngày. Chúng sẽ vệ sinh cơ thể trước khi chuyển dạ.
  • Hay thở hổn hển và dáng đi chậm hơn. Thậm chí chúng có xu hướng rên nhiều hơn.
  • Thân nhiệt cơ thể giảm 1- 2 độ C
  • Ăn uống kém dần đi hoặc xuất hiện triệu chứng nôn.
  • Trường hợp mèo xuất hiện máu trước khi sinh là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, đưa mèo tới cơ sở thú ý là phương pháp tối ưu nhất.

Cần chuẩn bị những gì khi mèo sắp chuyển dạ

  • Khi phát hiện mèo có dấu hiệu có thai, cần theo dõi kỹ sức khỏe của mèo mẹ hoặc nếu tại khu vực có phòng khám thú y, bạn nên đưa mèo đi khám.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của mèo. Thường thì tới ngày từ khoảng 66 mèo sẽ bắt đầu chuyển dạ. Hãy cho mèo mẹ ăn thức ăn của mèo con từ giai đoạn ngày thứ 42 tới 66 để mèo con có thể phát triển tốt nhất.
  • Chuẩn bị sẵn sàng một cái tổ cho mèo, thường thì mèo sẽ chủ động lựa chọn nơi yên tĩnh và chuẩn bị mọi thứ trước khi chuyển dạ. Những địa điểm mèo mẹ lựa chọn là những nơi yên tĩnh, ít người qua lại, nơi khiến chúng cảm thấy an toàn và thư giãn. Hãy đặt cát vệ sinh xa khỏi khu vực tổ.
  • Vệ sinh tổ cho mèo mẹ, cắt bớt lông ở khu vực âm hộ và lông quanh khu vực vú mèo mẹ để dễ dàng khi mèo con bú.
  • Chuẩn bị khăn sạch và sữa bột để mèo con có thể bú.
  • Chú ý tới phần dịch nhầy mà mèo mẹ tiết ra có thể dự báo trước sức khỏe của mèo mẹ. Dịch màu xanh lá hơi vàng là báo hiệu nhiễm trùng tử cung, xanh nhạt là báo hiệu của tình trạng tách nhau thai. Cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ thú y.

Hỗ trợ trong quá trình mèo mẹ chuyển dạ

Phần lớn mèo mẹ đều có thể tự mình chuyển dạ mà không cần sự hỗ trợ giúp đỡ của bạn. Bạn chỉ nên đứng một góc kín và quan sát lặng lẽ đủ xa để mèo mẹ bình tĩnh và tập trung sinh con. Chỉ nên can thiệp khi cần thiết.

Khi nhận thấy những dấu hiệu mèo sắp đẻ như trên chúng tôi đã giới thiệu, bạn hãy nhanh chóng định hướng mèo vào tổ được dựng sẵn từ trước để dễ dàng theo dõi. Khi chuyển dạ chú ý nên gỡ hết các trang sức trên tay và sử dụng xà phòng tiệt trùng vi khuẩn để can thiệp khi cần thiết. Hãy nhớ để mèo tự thân vận động trong lúc sinh, bạn luôn quan tâm, quan sát và hỗ trợ khi cần thiết, một tiếng động nhẹ cũng khiến mèo mẹ hoang mang và bị stress.

Khi mèo chuyển dạ, bạn nên quan sát từ xa, giữ yên lặng, những tiếng động có thể gây ra cảm giác bất an cho mèo mẹ, con vật có thể chuyển tới chỗ sinh khác kín đáo hơn gây khó khăn cho việc theo dõi. Đảm bảo mèo mẹ liếm sạch từng chú mèo con, khi liếm, mèo mẹ sẽ làm vỡ màng ối để mèo con có thể hô hấp và cử động thoát ra ngoài.

Một số mèo mẹ lần đầu sinh sản sẽ quên đi bước này, bạn nên nhanh chóng vào can thiệp bằng cách phá vỡ màng ối và lau sạch người mèo con với khăn khô, đồng thời đặt lại ổ nhanh nhất có thể.

Kiểm tra nhau thai có còn xót lại trong cơ thể mèo mẹ không. Nếu còn cần nhanh chóng lấy ra nếu ko muốn mèo mẹ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên đừng cố kéo ra bởi dây rốn xé ra gây tử vong cho mèo mẹ ngay lập tức. Thường thì nhau thai sẽ được mèo mẹ ăn ngay khi sau khi sinh mèo con, đây là nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt giúp mèo có thể hồi phục nhanh chóng.

Hãy để mèo mẹ tự cắn dây rốn của mình. Nếu mèo không làm hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y để nhận được lời khuyên tốt nhất. Đừng cố gắng tác động nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo mẹ.

Chú ý sau khi sinh với mèo mẹ

Để mèo con bú mẹ càng sớm càng tốt bởi thời điểm này là khoảng thời gian sữa non dồi dào nhất. Nguồn sữa này sẽ giúp mèo con phát triển tốt nhất.

Chăm sóc mèo con khi mèo mẹ có dấu hiệu mệt mỏi và không tự mình chăm sóc con.

Cho mèo mẹ sử dụng các thức ăn dinh dưỡng để hồi phục thể lực sau lần chuyển dạ.

Mọi thông tin dưới đây đều được Sưu tầm và chia sẻ theo kinh nghiệm của bản thân. VÌ vậy để đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khỏe cho mèo mẹ, hãy tham khảo các bác sĩ thú y và những người có kinh nghiệm khác.

8 kinh nghiệm quý cho người mới nuôi mèo

Có một chú mèo xinh xắn dễ thương hẳn sẽ làm bạn cảm thấy thích thú, vui vẻ. Nhưng nếu không chú ý huấn luyện, chăm sóc ngay từ đầu, bạn sẽ lung túng và cảm thấy khó khăn với những chú mèo xinh xắn nhưng cũng tinh nghịch và vô cùng khó hiểu. Hãy khám phá những kinh nghiệm quý sau đây để nuôi và chăm sóc hoàng thượng thật tốt nhé!

1.Chọn nuôi mèo con đúng độ tuổi thích hợp

Mèo luôn là thú cưng được rất nhiều bạn yêu thích và muốn sở hữu một chú trong nhà nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi mèo con đúng nhất. Đừng vì quá mong muốn mà vội vàng trong việc bắt mèo về nuôi nhé, bởi nếu mèo chưa đạt đến độ tuổi phù hợp để tách mẹ thì bạn sẽ phải mất rất nhiều công sức cho việc chăm sóc nó, đấy là còn chưa kể đến chuyện sức đề kháng của nó yếu nên rất dễ mắc bệnh, thậm chí là chết vì không thể thích nghi với môi trường sống mới.

Do vậy, nếu muốn nuôi mèo, bạn nên bắt mèo con khi nó được khoảng 8 – 10 tuần tuổi, đã cai sữa mẹ và có thể tự ăn cơm bình thường được.

2. Kiểm tra sức khỏe của mèo trước khi nuôi

Rất muốn nuôi nhưng chắc hẳn bạn sẽ rất vất vả khi đem một chú mèo bị bệnh về chăm sóc. Ngoài việc chăm sóc mệt hơn, bạn còn phải đối diện với nguy cơ là các thành viên trong gia đình có thể bị lây nhiễm vi khuẩn, virus từ nó. Để kiểm tra sức khỏe của mèo con trước khi nhận nuôi, bạn nên đưa nó đến cơ sở thú y để làm các xét nghiệm, điều trị bệnh (nếu có), đồng thời tiêm ngừa để phòng các loại bệnh thường gặp khác ở thú cưng như bệnh bạch cầu, bệnh ký sinh trùng, suy giảm miễn dịch…

3. Bố trí một không gian an toàn trong nhà cho mèo con

Khi thay đổi môi trường sống, mèo con tỏ ra rất rụt rè và lo sợ trước mọi thứ xung quanh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bố trí sẵn một góc nhỏ kín đáo dành riêng cho nó, đặc biệt là khi trong nhà còn nuôi thêm các loài thú cưng khác như chó cảnh chẳng hạn. Cứ để như thế khoảng vài tuần, tự khắc mèo con sẽ tập làm quen và thích nghi dần với môi trường mới, lúc ấy, chú mèo đáng yêu của bạn sẽ rời “tổ” và tự tìm cho mình một chỗ nằm mà nó cảm thấy thích hơn.

912443616

4. Cách nuôi mèo con đúng là thả nó tự do trong nhà

Kinh nghiệm nuôi mèo là để mèo tự do làm quen và thích nghi với môi trường mới là cách nuôi mèo con giúp tránh những rắc rối “khó đỡ” về sau. Nếu ngay từ đầu bạn đã buộc và xích nó tại một chỗ cố định, chú mèo sẽ cảm thấy bị bó buộc, mất tự do, chậm chạp hơn, thậm chí là luôn căng thẳng, sợ hãi. Chính điều đó sẽ khiến cho mèo con khó khăn trong việc thích nghi với môi trường sống mới.

5. Tập cho mèo con sự quy củ và thói quen giờ giấc

Để việc chăm sóc và nuôi mèo đơn giản hơn, bạn cần phải tập luyện cho nó thói quen sống và sinh hoạt theo giờ giấc quy củ. Từ việc ăn uống lúc nào, ở đâu hay đi vệ sinh khi nào, ở đâu… cũng phải được tập luyện thành thói quen ngay từ khi mèo còn nhỏ.

6. Đưa mèo con đi khám thú y định kỳ

Mèo con không chỉ cần khám thú y lúc mới đem về nuôi và là trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển của nó. Bạn cần phải lên lịch khám và tiêm phòng định kỳ từ khoảng 2 – 3 tháng tuổi để mèo luôn khỏe mạnh, đồng thời giúp bảo vệ tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình nữa nhé. Đó chính là cách nuôi thú cưng nói chung và cách nuôi mèo con nói riêng của các bạn trẻ hiện đại ngày nay.

7. Chăm sóc mèo con với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bên cạnh việc chăm sóc thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho mèo con phát triển khỏe mạnh và ngày càng bụ bẫm, đáng yêu hơn. Trong giai đoạn trước khi bắt về nuôi (lúc 10 tuần tuổi), mèo con sẽ bú sữa mẹ trong vòng 1 tháng, sau đó kết hợp vừa bú sữa, vừa ăn thức ăn khô cho đến lúc 10 tuần tuổi thì cai sữa hoàn toàn. Sau khi bắt mèo về nuôi, bạn có thể cho nó ăn thức ăn khô mua tại các cửa hàng thú cưng, hay trong siêu thị. Bạn cho ăn tầm 3 lần trong ngày cho đến khi mèo đã lớn đến độ 3 – 6 tháng tuổi thì giảm xuống còn 2 lần trong ngày là được.

8. Tiếp xúc và tạo mối quan hệ thân thiết với mèo con

Để tạo mối quan hệ thân thiết với chú mèo, bạn cần phải tiếp xúc và làm thân với nó ngay từ khi còn nhỏ lúc mới bắt về được khoảng 1 – 2 tuần. Ở độ tuổi 10 – 12 tuần tuổi, mèo còn nhỏ nên dễ “bén hơi” với chủ hơn, còn nếu để mèo lớn hay bắt mèo về nuôi khi nó đã lớn thì nó sẽ khó có thể quấn người, thậm chí là vẫn giữ nguyên thói quen cũ và những tập tính hoang dã.

Mỗi người có những kinh nghiệm nuôi mèo khác nhau, nhưng để chúng có được cuộc sống thoải mái và tốt nhất thì trên là 8 lời khuyên dành cho những bạn bắt đầu nuôi mèo.

Làm sao để vật nuôi an toàn với trẻ sơ sinh?

Không cho thú cưng tiếp xúc với đồ của em bé: Một số chú chó có thể nhảy lên nằm trong giường cũi hoặc nôi, xe đẩy. Những chú mèo thì muốn nằm..

Khi em bé sơ sinh từ bệnh viện trở về nhà, đột nhiên có người lạ trong nhà, vật nuôi cưng nhà bạn sẽ thường có những phản ứng lạ. Làm thế nào để chúng không gây phiền nhiễu và nguy hiểm cho bé yêu của bạn?

Giới thiệu vật nuôi trong nhà với trẻ sơ sinh:

1. Thay đổi thói quen của vật cưng dần dần: Nếu như bạn thường có thói quen đi bộ với chúng thì khi có em bé, chắc chắn bạn sẽ không thể đi bộ với vật nuôi như trước đây. Vì thế, vợ chồng bạn nên thay phiên nhau dắt chúng đi bộ cho đến khi chồng bạn có thể đảm nhận hoàn toàn. Hoặc ôm mèo của bạn trong những lúc bạn ít bận rộn nhất trong ngày.

2. Để vật cưng làm quen với trẻ sơ sinh: Cho vật nuôi nghe bản thu âm của em bé sơ sinh đang khóc. Hãy quan sát con chó của bạn từ một khoảng cách ngắn, trong khi bạn đang bế em bé trên tay xem phản ứng của chúng như thế nào…

3. Bắt đầu giới hạn khu vực hoạt động của vật nuôi nhà bạn: Bạn có thể sử dụng dây buộc cổ để giữ khoảng cách vật nuôi. Việc làm này sẽ giữ cho em bé sơ sinh có một ranh giới an toàn.

4. Không cho thú cưng tiếp xúc với đồ của em bé: Một số chú chó có thể nhảy lên nằm trong giường cũi hoặc nôi, xe đẩy. Những chú mèo thì muốn nằm cuộn tròn bên cạnh cơ thể ấm áp của em bé. Điều này gây nguy hiểm và có thể làm nghẹt thở cho bé. Vì thế, bạn nên không cho chúng được chạm vào đồ của bé.

5. Cho vật nuôi đến bác sĩ thú y định kỳ: Hãy chắc chắn rằng vật nuôi của bạn có tất cả các mũi chích ngừa cần thiết. Nếu vật nuôi chưa được chích ngừa, thì bạn có thể hoạn những vật nuôi cái để tránh có thai hoặc thiến chúng để giảm bớt sự hung hăng.

6. Hãy dạy những chú chó biết vâng lời: Bạn nên dành thời gian dạy những chú chó biết ngồi, biết ngủ ở nơi quy định và biết tránh những nơi không cần đến. Bởi vì ngay cả những chú chó thân thiện nhất cũng có thể vô tình gây thương tích cho một em bé.

Giới thiệu em bé sơ sinh với vật nuôi trong nhà:

1. Khi em bé mới sinh của bạn vẫn còn ở bệnh viện, bạn có thể mang một chiếc chăn của bé từ bệnh viện về nhà và để cho vật nuôi của bạn tiếp xúc với chiếc chăn này nhằm giúp chúng nhận biết được mùi hương quen thuộc của bé trước khi ở viện về nhà.

2. Khi em bé về nhà, hãy để người bạn đời của bạn giữ em bé trong khi bạn chào đón những chú mèo hay chú chó của bạn. Giữ chú chó, mèo của bạn trong một dây buộc hoặc xích để chúng có thể nhìn thấy em bé từ cách xa một vài bước chân.

3. Tăng những lần tiếp xúc vật nuôi với em bé một cách dần dần. Để được an toàn, bạn nên cho vật nuôi tiếp xúc từ từ với em bé và đặt ra tất cả các giả định để dự đoán hành động của chúng trước. Nếu cảm thấy hành động tiếp xúc này là không an toàn, bạn nhất định không nên thử.

4. Luôn giám sát con vật cưng của bạn khi chúng gần em bé. Đừng bao giờ để chúng một mình với em bé của bạn dù chỉ là một vài giây.

5. Luôn đóng cửa phòng em bé sơ sinh khi bé đang ngủ và chắc chắn rằng không có vật nuôi nào được ở bên trong.

Cảnh báo:

Hãy cẩn thận nếu vật nuôi của bạn có tính khí khá hung hăng với những người khác. Nếu chúng tỏ ra không hoặc chưa quen thuộc, thân thiện với em bé sơ sinh, chúng có thể khiến em bé của bạn bị thương và khóc thét. Vì thế, bạn phải kiểm soát và để ý chúng một cách chặt chẽ.

Nếu bạn có một vật nuôi hung dữ hoặc khả năng bắt con mồi cao, hãy hỏi bác sĩ nhi khoa và bác sĩ thú y cho lời khuyên để em bé của bạn có một môi trường an toàn hơn.

Tuy nhiên hầu hết những con vật nuôi trong nhà thường hài lòng và thân thiện khá nhanh với những thành viên mới trong gia đình. Chúng thường xem em bé mới sinh như là một thành viên trong gia đình và từ đó bản năng bảo vệ các thành viên mới cũng nảy sinh trong chúng.

Call Now

Chat với Shop