Những loại thức ăn “độc dược” với cún

Trong các loại thú cưng thì chó luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người chơi. Những chú cún khỏe mạnh, đáng yêu luôn trở thành tâm điểm chú ý của tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc chúng, bạn sẽ phải rất cẩn trọng trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp, và tuyệt đối tránh xa những loại thực phẩm được xếp vào hàng ‘độc dược’ đối với loài chó.

Đồ ăn đang nóng hoặc lạnh, đồ cay, mặn…

Thức ăn nóng vừa mới nhấc khỏi bếp, thức ăn lạnh vừa mới lấy từ tủ lạnh ra, hay các loại đồ ăn cay, đồ ăn mặn, đồ ngọt, đồ ăn chứa quá nhiều chất béo, các loại thực phẩm hun khói… đứng đầu trong danh sách các loại thức ăn cấm kỵ đối với chó. Trong đó:

– Thức ăn nóng, lạnh và cay sẽ tác động trực tiếp đến vị giác và ảnh hưởng không tốt lên hệ tiêu hóa của chó.

– Thức ăn mặn khiến chó rụng lông nhiều hơn.

– Đồ ăn có quá nhiều chất béo hay các loại đồ ăn ngọt sẽ làm cho chú cún của bạn nhanh chóng tăng cân, béo phì và dễ mắc bệnh. Không những thế, đồ ăn ngọt còn phá vỡ quá trình tiêu hóa, làm hỏng men răng, ảnh hưởng xấu đến mắt khiến chú cún của bạn thường xuyên chảy nước mắt nữa nhé.

Các loại thực phẩm tươi sống

Các loại chó cảnh thường có sức đề kháng kém hơn nhiều so với chó bình thường. Do đó, nếu cho chúng ăn các loại thực phẩm tươi sống chứa nhiều giun, sán sẽ khiến chú cún dễ mắc các thể bệnh đường ruột nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong nếu bệnh nặng.

Thức ăn cho chó cần loại bỏ xương, nhất là xương gà

Mặc dù bản năng của chó là rất thích gặm xương nhưng thực tế thì xương, đặc biệt là xương gà lại nằm trong danh sách các loại thức ăn cấm kỵ đối với chúng. Bởi lẽ:

– Khi gặm xương, những chú cún có thể bị mắc xương ở cổ gây nguy hiểm tính mạng của nó. Trong khi hệ tiêu hóa của chó không đủ khả năng tiêu hóa và hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có trong xương.

– Xương gà rất dễ gây tắc ruột và chứng táo bón cho chó.

– Việc gặm xương sẽ khiến cho bộ răng của chó nhanh chóng bị mòn, bị vỡ, thậm chí là bị gãy.

Tránh các loại mì, bánh mì, đậu, khoai tây…

Những loại thức ăn này rất dễ dẫn đến tình trạng sình, chướng bụng, khó tiêu và tái lên men trong đường tiêu hóa. Do đó, chúng cũng nằm trong danh sách thực phẩm giúp giải đáp thắc mắc: “Không nên cho chó  ăn gì?”.

Các loại thực phẩm làm sẵn như giò chả, xúc xích

Với con người thì giò chả hay xúc xích là những loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống nhưng với những chú cún “mỏng manh” thì các loại thức ăn làm sẵn này lại rất độc hại bởi chúng chứa các chất gây hư hỏng gan, thậm chí có thể khiến chó tử vong trước khi trưởng thành.

Mỡ, thịt mỡ lợn, mỡ cừu, trứng gà sống

Các loại thực phẩm này dễ khiến cho chó mắc bệnh tiêu chảy, khó ăn dẫn đến tình trạng ‘héo hon’ dần, thậm chí là chết.

Tỏi và hành

Dù là ở bất cứ dạng nào thì hành và tỏi cũng là hai loại gia vị tuyệt đối cần phải loại bỏ trong khẩu phần ăn của chó. Nếu ăn ít, chú cún của bạn sẽ bị ngộ độc với các dấu hiệu như mệt mỏi, uể oải, kém ăn, nôn mửa và khó thở. Còn nếu ăn phải một lượng hành, tỏi nhiều mỗi ngày, chúng sẽ phá hủy các tế bào hồng cầu của chó và dẫn đến tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Nghe thì tưởng chừng vô hại như trên thực tế thì sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ khiến cho chú cún của bạn bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, dị ứng, ngứa ngáy đấy nhé.

Sô cô la

Nếu còn đang thắc mắc về việc không nên cho chó ăn gì thì sô cô la chính là một loại thực phẩm hàng đầu mà bạn cần tránh. Bởi trong sô cô la chứa hàm lượng chất theobromine cao có khả năng làm cho chó bị nôn mửa, háo nước, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, co giật, run cơ, thậm chí là tử vong.

Các loại đồ uống chứa caffeine và cồn

Caffeine và cồn với hàm lượng lớn có khả năng khiến cho tử vong. Trong khi caffeine gây ngộ độc với các triệu chứng như tim đập nhanh, nhịp thở gấp, co giật, chảy máu, hôn mê… thì chất cồn trong bia, rượu lại gây ảnh hưởng tiêu cực lên gan và não bộ của chú cún. Chỉ cần một chút cồn thôi cũng sẽ khiến cho chú chó của bạn bị tiêu chảy, nôn mửa, khó thở, suy nhược thần kinh, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Một số loại trái cây như nho, bơ, hồng, mận, đào

Trái cây mặc dù rất tốt và chứa nhiều dưỡng chất nhưng thực tế có một số loại trái cây lại không hề tốt cho chú cún của bạn đâu nhé, chẳng hạn như quả bơ, quả nho hay hồng, đào, mận…:

– Trong quả bơ có chứa chất persin. Chất này nếu tích tụ với một hàm lượng lớn sẽ trở nên độc hại và khiến cho chú cún của bạn bị ngộ độc.

– Quả hồng, quả mận và quả đào cũng là những loại quả cấm kỵ đối với chó, bởi hạt của nó có khả năng gây ra bệnh lý viêm ruột non và gây tắc nghẽn đường ruột. Hơn thế nữa, hạt mận và hạt đào còn độc hại hơn nữa khi chứa chất cyanide.

(Nguồn: tổng hợp)

Chăm sóc chó con mới sinh

Những chú cún con vừa mới ra đời trông rất non nớt và yếu ớt, cũng như trẻ sơ sinh mới đẻ cần đảm bảo phải có chế độ chăm sóc tốt nhất thì đối với cún con cũng vậy, đây là thời điểm mà cún cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận và đúng khoa học. Để đảm bảo rằng lứa chó mới đẻ sẽ được phát triển khỏe mạnh và an toàn thì bạn cần tham khảo một số phương pháp chăm sóc chó mới sinh để chăm nom tốt cho đàn chó của mình.

Chế độ ăn uống

Đàn cún con vừa mới sinh ra chưa có đề kháng mạnh, vì vậy ngay từ lúc cún được sinh ra cần phải cho chúng bú sữa chó mẹ.  Trong sữa mẹ có các chất dinh dưỡng, hàm lượng acid amin, vitamin, khoáng chất và protein rất cao giúp cún con hình thành nên hệ miễn dịch tốt, do đó trong thời gian 4 ngày đầu tiên chó con cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Cần chú ý thường xuyên vệ sinh đầu vú của chó mẹ.

Khi cún con được 5 ngày tuổi trở đi sẽ bắt đầu cho cún con uống thêm sữa ấm. Nếu cún còn non nớt thì bạn có thể dùng kim tiêm bơm sữa vào miệng cún, khi cung được trên 10 ngày tuổi thì có thể cho cún bú bình hoặc rót sữa ra đĩa để cún tự liếm. Cho cún uống sữa mẹ và kết hợp uống sữa ấm mỗi ngày từ 100 – 200ml, liên tục trong vòng 1 tháng tuổi.

Khi cún bắt đầu đến tuần tuổi thứ 3 thì bắt đầu tập cho cún ăn dặm, có thể ăn cháo loãng + thịt băm heo nhỏ, mỗi ngày cho cún ăn 1 – 2 bữa nhỏ.

Cún được 1 tháng tuổi bạn có thể tăng chế độ ăn uống của cún lên và bổ sung thêm cá, trứng, rau củ vào thức ăn của cún.

Cún con được 4 tháng tuổi, bạn điều chỉnh chế độ ăn của cún mỗi ngày ăn 4 – 6 bữa nhỏ. Chú ý thức ăn cho chó con từ 1 – 4 tháng tuổi cần phải nấu chín và loãng như cháo, tránh để chó ăn đồ ăn khô sẽ không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa của cún.

Cún con từ 6 tháng tuổi trở lên chó được chăm sóc như chó đã trưởng thành, mỗi ngày cho ăn 2 – 3 bữa và lượng thức ăn tăng dần theo mức độ phát triển cơ thể của chó con. Tuy nhiên cần lưu ý không nên cho chó con ăn quá no trong 1 bữa ăn.

Giai đoạn phát triển của cún con

Cún con mới sinh ra rất mỏng manh, trong vòng 2 ngày đầu tiên cún con chỉ ngủ và bú mẹ, các cơ quan chức năng chưa được phát triển, cún chỉ có thể co duỗi cơ thể, đạp chân, lắc đầu, lúc này chó mẹ cũng góp phần hỗ trợ cún vận động, trở mình bằng cách liếm láp vào cơ thể chó con và liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và làm sạch vùng sau cho cún.

Khi cún được 1 tuần tuổi thì các khe tai mở, thính giác bắt đầu phát triển, đến 2 tuần tuổi thì cún bắt đầu mở mắt, lúc này thị giác và thính giác của cúng bắt đầu hoạt động bình thường.

Chó con được 3 – 4 tuần tuổi thì răng sữa bắt đầu mọc. Khi cún được 8 tuần tuổi thì bộ răng của chó con cơ bản được hoàn chỉnh. Nếu chó con mọc răng chậm, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho cún. Cơ thể và các cơ quan chức năng của chó con bắt đầu phát triển dần cho đến khi chó được 6 tháng tuổi là giai đoạn chó đã trưởng thành.

Tiêm chủng ngừa cho chó con

Cún con được 2 tuần tuổi cần phải được tẩy giun sáng, tiếp tục tẩy giun vào tuần thứ 4, tuần thứ 6 và tuần thứ 8. Sau đó sẽ tẩy giun theo định kỳ cho chó con 1 lần/ 1 tháng cho đến khi cúng được 4 tháng tuổi. Khi cún được 4 tháng tuổi cần được uống thuốc phòng bệnh giun tim.

Vào thời điểm chó con được 3 tháng tuổi cần được tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh như bệnh dại, bệnh Parvovirus, Carre, parainfluenza và các bệnh truyền nhiễm khác.

Những lưu ý trong quá trình chăm sóc chó con

Trong giai đoạn chăm sóc chó con dưới 1 tháng tuổi bạn cần phải theo dõi và kiểm tra thường xuyên đàn chó. Bạn nên để ý đến đàn chó cách khoảng 3 – 4 tiếng thăm 1 lần.

Cần phải đảm bảo nơi ở cho chó mẹ và chó con phải được vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng và ấm. Không nên lót quá nhiều vải ở chỗ nằm của đàn chó tránh tình trạng cún con bị mắc kẹt dưới vải, nên cho đàn chó nằm ở góc tường, để chó mẹ nằm sát tựa vào tường tránh việc chó mẹ đè lên cún con. Cần làm vệ sinh và thay lớp vải lót cho đàn chó một cách thường xuyên.

Chú ý nếu đàn chó con nằm tản đều, ngủ tốt thì chứng tỏ nhiệt độ nơi ở hợp lý, còn nếu chúng nằm phân tán nhiều nơi và tỏ ra khó chịu thì nơi ở quá nóng, nếu chúng nằm chụm vào nhau thì chỗ nằm quá lạnh.

Chó con sau khi được 3 – 4 ngày cần phải cắt các ngón thừa ở bàn chân, đến khi 1 tuần tuổi bạn cần cắt phần nhọn ở hai chân trước của chó con đề phòng chúng cào rách vú mẹ.

Trong 2 tuần tuổi đầu tiên không được cho cún tắm, chỉ cần dùng một miếng vải ướt nhẹ nhàng vệ sinh cún và lau lại bằng khăn bông khô.

Khi chó con được hơn 1 tháng tuổi bạn bắt đầu dạy chó cách đi vệ sinh, nếu không được chỉ dạy từ nhỏ thì cún nhất định sẽ đi vệ sinh lung tung trong nhà rất phiền phức, vì vậy nên tập thói quen đi vệ sinh cho cún khi càng nhỏ càng tốt. Bạn dạy cho cún đi vệ sinh bằng cách sau khi cún ăn xong khoảng 10 – 15 phút thì đưa cún đến nơi được phép đi vệ sinh, lưu ý bạn cần phải chỉ định 1 chỗ duy nhất trong không được thay đổi thường xuyên, đợi cún đi vệ sinh. Cứ tạo thói quen mỗi ngày như vậy cho cún sẽ hình thành thói quen đi vệ sinh đúng chỗ. Bạn có thể đặt 1 ít phân hoặc nước tiểu của cún tại nơi đi vệ sinh để cún đánh hơi thấy mùi và đến đó để đi vệ sinh.

(Nguồn: tổng hợp)

Cách nuôi chó con

Tiêm phòng

Đây là việc vô cùng quan trọng do lúc mới sinh, lượng kháng thể từ chó mẹ truyền sang rất thấp, nên chó con thời kỳ này dễ mắc các bệnh nguy hiểm, vì vậy cần tiêm phòng theo đúng liệu trình để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho đến khi cơ thể tự đề kháng được các loại bệnh.

Vaccine tiêm cho chó có 3 loại, thường gọi là loại phòng 3 bệnh, 5 bệnh và 7 bệnh. Loại 3 bệnh hiện ít được dùng do hiệu quả thấp. Đa phần người ta chỉ tiêm loại 5 bệnh và 7 bệnh.

Loại vaccine 5 bệnh sẽ phòng các bệnh sau:

  • Care
  • Pravo
  • Ho cũi chó
  • Viêm gan truyền nhiễm
  • Phó cúm

Vaccine 7 bệnh sẽ bao gồm 5 bệnh trên và Leptospria + Coronavirus. Trong 7 bệnh này thì nguy hiểm nhất và dễ mắc nhất là 2 bệnh care và pravo. Những người nuôi chó rất sợ 2 bệnh này, nếu mắc phải khi chó dưới 3 tháng tuổi thì có nguy cơ tới 60% cún sẽ chết, nếu qua khỏ thì cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe khác sau này.

Liệu trình tiêm Vaccine. Chó con nên được tiêm phòng từ rất sớm, khoảng 3 tuần tuổi,bạn bắt đầu tiêm mũi đầu tiên, thường là mũi 5 bệnh. Đến 6 tuần tuổi, bạn tiêm thêm mũi thứ 2 (5 hoặc 7 bệnh). Thường thì tiêm 2 mũi xong là khá yên tâm rồi, tuy nhiên nếu cún nhà bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường kém vệ sinh, hoặc hay chơi cùng những chú chó khác thì đến 9 tuần tuổi, bạn nên tiêm tiếp 1 mũi thứ 3 cho chắc ăn. Khi được 7 – 8 tháng thì mới tiêm phòng dại. Giá một mũi vaccine còn tùy vào cơ sở thú y, có thể dao động từ 120k  – 200k / mũi tùy loại.

Tẩy giun

Tẩy giun cũng rất quan trọng, tuy không gây ra các bệnh tức thì và nguy hiểm như care hay pravo nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và khả năng tiêu hóa của cún. Tẩy giun cần phải làm thường xuyên khi cún còn nhỏ, bạn sẽ cần tẩy giun theo liệu trình sau:

  • 2 tuần tuổi (trước khi tiêm vaxin mũi 1) cần tẩy giun lần đầu. Lặp lại vào 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần.
  • Sau đó, cứ 1 tháng bạn lại tẩy giun 1 lần cho tới 6 tháng.
  • Từ 6 tháng tuổi thì cứ 3 tháng bạn tẩy giun 1 lần cho đến khi được 1 tuổi.
  • Từ 1 tuổi, 1 năm tẩy giun 1 lần cho đến hết vòng đời.

Liệu trình trên là chung cho hầu hết giống chó, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ thú y với từng giống chó và từng điều kiện môi trường sống khác nhau.

 

Chế độ dinh dưỡng

Nếu bạn tiêm phòng và tẩy giun theo liệu trình trên thì đã khá yên tâm về sức khỏe của cún, lúc này quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng. Với cún dưới 3 tuần tuổi thì chỉ bú mẹ nên bạn chỉ cần chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ cho chó mẹ. Từ khi được 3 tuần tuổi, cún bắt đầu tập ăn dặm. Lúc này bạn có thể cho chúng ăn cháo, trộn với thịt và rau xanh xay nhuyễn. Khi được 1 tháng tuổi, cún bắt đầu cai sữa và ăn ngoài, lúc này bạn vẫn cho chúng ăn cháo nhưng đặc hơn trước, và lại giảm lượng nước sau mỗi ngày cho tới khi chúng có thể ăn cơm.

  • Từ 1 – 2 tháng tuổi: nên cho cún ăn 5 bữa / ngày, mỗi lần một chút.
    Từ 2 – 4 tháng tuổi: thì giảm xuống 3 bữa / ngày.
    Trên 4 tháng tuổi: chỉ cần 2 bữa / ngày là đủ.
  • Từ dưới 3 tháng tuổi: tuyệt đối không cho gặm xương vì rất dễ bị hóc.
    Trên 3 tháng tuổi  – 4 tháng tuổi: có thể cho ăn xương lớn.
    Trên 4 tháng tuổi: có thể ăn như chó trưởng thành.

(Nguồn: tổng hợp)

Chó Dachshund

Chó Dachshund còn gọi là lạp xưởng, xúc xích. Dachshund là giống chó thân dài, ngực nở, bụng hóp, hoạt bát, rắn chắc với 4 chân rất ngắn.

Chúng tạo cho giống chó này một dáng vẻ độc đáo và đầy chất thông thái. Đầu thuôn dài, mắt hơi lồi, mõm dài với bộ hàm khoẻ mạnh cùng những chiếc răng vô cùng sắc bén. Mắt có hình ôvan, màu đỏ sẫm hoặc nâu đen, rất năng động và thân thiện. Tai khá linh hoạt và luôn buông lơ lửng ở hai bên má. Lông của giống chó lông ngắn mượt mà, bóng bẩy và đồng nhất.

Nguồn gốc

Dachshund là giống chó có nguồn gốc từ Đức, được biết đến như một loài chó săn nhỏ. Xuất hiện từ thế kỷ 15, nhưng giống chó này bắt đầu phát triển mạnh ở Đức vào thế kỷ thứ 17. Đến thế kỷ 19, Dachshund được đưa đến Hoa Kỳ và trở thành giống chó phổ biến cho đến ngày này. Tuy trở thành một loại thú cưng, không phải là một thợ săn, nhưng Dachshund vẫn duy trì được các đặc tính độc lập, can đảm và dũng cảm, rất cuốn hút và đem lại cảm giác vui tươi.

Tính cách

Sống động và tình cảm, kiêu hãnh và bạo dạn. Rất thận trọng và ranh mãnh, Dachshund rất thông minh và có thể tìm cách để dạy lại chủ nhân. Rất trung thành và quyến luyến với gia chủ. Xếp vào loại hơi khó dạy bảo. Bộc lộ rõ khả năng bảo vệ. Lúc còn nhỏ rất thích sủa và sủa khá to so với kích thước của chúng. Thích đào bới.

Một con chó lạp xưởng lông ngắn bình thường

Đặc điểm

1.Kích thước

  • Dachshund có 2 kích thước:
  • Trung bình: 16 – 32 pounds
  • Nhỏ: dưới 11 pounds

2.Lông và màu sắc

Dachshund được chia làm ba loại: lông mượt, lông ngắn và lông dài, mỗi loại có cá tính hơi khác nhau.

  • Dachshunh lông mướt là giống thuần chủng.
  • Dachshund lông dài là kết quả của sự đột biến gien và lai tạo có chọn lọc với giống chó Đức Spaniel.
  • Dachshund lông ngắn là sự kết hợp giữa Dachshund thuần chủng, Schnauzers, và Dandie Dinmont Terriers.

Loài chó đơn sắc thường có màu lông vàng hoặc nâu đỏ. Loại 2 màu thường có màu đen sẫm, nâu hoặc xám điểm lẫn màu hạt dẻ sáng.

Điều kiện sống

Có thể sống trong điều kiện căn hộ. Tương đối tích cực trong nhà và có thể sống không cần phải có sân vườn. Đối với loài lông mượt, không cần phải chải lông, nhưng cần được ủ ấm vào mùa đông. Đối với loài lông dài, cần chải lông hàng ngày.

Dachshund nói chung sống lâu và khỏe mạnh (từ 12 -15 năm) nhưng vẫn mắc phải một số bệnh thường gặp, đặc biệt là bệnh đĩa xương sống. Một số người cưng chiều và chăm sóc thú cưng kỹ lưỡng với hy vọng tránh được bệnh này, nhưng do cấu trúc cơ thể, lưng dài, chân ngắn nên việc mắc phải hội chứng này là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra Dachshund có thể mắc phải các bệnh về tim, đái đường và béo phì.

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

Chó Phốc sóc

Chó Phốc sóc (Pomeranian gọi tắt là Pom) là một giống chó cảnh cỡ nhỏ, có ngoại hình xinh xắn, có nguồn gốc từ châu Âu, chúng nổi tiếng và được ưa chuộng bởi ngoại hình bắt mắt của mình. Với tiếng sủa vang rền, dai dẳng không dứt khả năng cảnh giác cao độ, những con chó này lại có thể trở thành những vật canh giữ cửa tốt. Những ưu điểm khác của giống chó Pom như trông nhà, rất lanh lợi và có thể biểu diễn được những kĩ xảo nhỏ trong điều kiện được luyện tập.Chúng có khuyết điểm rất xấu đó là sức khoẻ kém. Có thể dẫn đến những căn bệnh pravovirus và carre gây tử vong. Đặc biệt là ở chó con.

Tổng quan

Chó Pom được lấy tên từ địa danh Pomerania là vùng đất ở Trung Âu ngày xưa, ứng với miền Tây Bắc Ba Lan và Đông Bắc Đức ngày nay và nguồn gốc của chúng là từ giống Spitz cổ. Lúc đầu, những con chó Pom to hơn hiện nay nhiều với cân nặng có khi lên đến khoảng 13 kg và hay được giao cho nhiệm vụ chăn cừu. Vào năm 1988, Nữ hoàng Victoria đã nhân giống loài chó này và chính bà đã khiến kích cỡ của chúng nhỏ lại và nhờ thế chúng bắt đầu trở nên rất phổ biến ở Anh.

Đặc điểm

  • Ngoại hình

Chó Pom là giống chó cỡ nhỏ, kích thước chỉ cỡ bằng một món đồ chơi, Chiều cao từ 7-12 inches (18–30 cm), trọng lượng từ 3-7 pounds (1–3 kg), chúng có cái đầu hình nêm và rất cân xứng với cơ thể, một số con có gương mặt giống như loài cáo, một số con khác lại giống như búp bê. Đôi mắt chúng hình quả hạnh, to vừa phải và có màu sẫm, trông rất sáng và thể hiện rõ sự linh lợi và thông minh. Tai chó Phốc sóc nhỏ nhắn, nhọn dựng thẳng trên đầu, hàm răng hình kéo và cái mũi be bé sẽ cùng màu với bộ lông. Chúng có cái đuôi xù, trông rất mềm mại và uốn cong lên lưng. Giống chó này cũng có bộ lông kép dày với lớp ngoài dài, thẳng và hơi cứng còn lớp trong thì ngắn, mềm và dày. Lớp lông ở vùng cổ và ngực chúng sẽ dài hơn. Nhìn chung trông chúng nhỏ nhắn xinh xắn, ấm áp và mềm mại. Màu lông của chúng cũng khá đa dạng: có thể là màu đỏ, cam, kem, trắng, xanh, nâu, đen…

  • Thể chất

Chó Pom cũng thuộc một giống chó khó tính trong việc ăn uống, chúng khá kén ăn. Chó Pom rất hay bị rụng lông (lớp ngoài) và lớp lông mềm ở dưới của chó Pom sẽ rụng một đến hai lần một năm. Chó Pom có xu hướng bị trật xương khớp gối, khuỷu chân sau, bệnh tim, viêm nhiễm mắt, sâu răng và bị rụng răng sớm. Nên cho chó Pom ăn thức ăn khô dành cho chó và xương sữa cứng giòn để có thể giúp răng và lợi chúng khỏe hơn. Những con chó Pom mẹ có kích cỡ nhỏ thường được cho sinh mổ. Và giống chó này khi về già cũng có thể phải đối mặt với vấn đề rụng lông và hói. Tuy nhiên, vì lớp lông xù dày nên chủ nuôi cũng cần phải cẩn thận để tránh chúng bị quá nóng. Thường xuyên chải lông cho những chú chó Pom vì chúng có bộ lông hai lớp rất dày và nên dùng dầu gội khô khi cần thiết.

Tập tính

Chó Pom tuy nhỏ bé nhưng tính cách thật sự rất sôi nổi và sống động. Chúng rất thông minh, ham học hỏi và trung thành, tò mò và hiếu động. Tuy tinh nghịch như vậy, nhưng bản tính của chó Pom lại khá dễ bảo và tình cảm, chính vì thế, chúng có thể là người bạn đồng, cũng có thể là một diễn viên xiếc tài năng. Chó Pom cũng khá độc lập, thuộc kiểu nhí nhảnh tự chơi tự vui nên đây là giống chó ít cần đồ chơi. Nên huấn luyện ngay từ đầu, để tránh chúng sủa dai dẳng không dứt. Nếu được dạy dỗ chu đáo thì giống chó này không hề gặp rắc rối gì trong việc hòa thuận với các vật nuôi khác trong nhà. Chúng khá thân thiện nhưng không bám dính chủ nhân. Là loại chó bầu bạn tốt với người cao tuổi.

Giống chó này bị xếp vào một trong những giống chó dễ mắc Hội chứng chó nhỏ (Small Dog Syndrome) đây là hội chứng mà những chú cún nhỏ xinh xắn sẽ rất khó chiều, hay yêu sách và nghĩ rằng mình mới là chủ của con người. Khi chó Pom đã mắc hội chứng này rồi thì không còn là dễ thương hay thông minh mà dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, những dấu hiệu mắc bệnh đầu tiên khi khi hành vi của chúng đã bị ảnh hưởng quá nhiều và có những đặc tính không hề thuộc về giống chó Pom xuất hiện như rất khó tính, đôi khi lại hay lo lắng, bướng bỉnh, liều lĩnh và dám cả gan tấn công cả những chú chó lớn hơn.

Điều kiện sống

Chó Pom có thể thích nghi vô cùng tốt với cuộc sống trong những căn hộ không có sân vì ở trong nhà chúng cũng có thể rất vui vẻ và sống động. Hoạt động Thể Chất Phù Hợp Như hầu hết các giống chó khác, chó Pom cũng cần được dẫn đi bộ hằng ngày. Dù chơi đùa cũng đã có thể là những bài tập thể dục khá tốt cho giống chó này, nhưng bản năng của chúng vẫn là đi bộ, nếu không thì sẽ dễ gặp những bệnh về hành vi và cách cư xử. Nên dẫn chúng đến những nơi rộng rãi, thoáng mát để chúng có thể tự do và thả lỏng bản thân một chút.

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

Tên khác Pom
Biệt hiệu Pompom, Pom
Nguồn gốc Đức
Ba Lan
Đặc điểm
Tuổi thọ 12–16

Chihuahua

Chó Chihuahua là một trong những giống chó nuôi nhỏ nhất trên thế giới. Cái tên Chihuahua được đặt theo tên của bang Chihuahua ở México. Giống chó này rất thông minh.

Nguồn gốc

Đây là giống chó lâu đời nhất ở châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ nhất trong mọi loài chó trên thế giới. Có nguồn gốc từ Mexico nhưng dường như chúng lại được thế giới biết đến nhờ công của những người Trung Quốc. Chúng chỉ được mang đến châu Âu vào những năm cuối của thế kỷ 19. Tên của giống chó này được lấy từ tên của bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng.

Những người thổ dân da đỏ trước thời Colombo tìm ra châu Mỹ đã tin tưởng rằng giống chó này có liên hệ với các vị Thần thiêng liêng. Những chú chó Chihuahua quý nhất thường có trọng lượng nhỏ hơn 1,3 kg. Những con này có thể đứng gọn trong lòng bàn tay của người lớn. Loài Chihuahua lông dài thường được đánh giá riêng, tuy nhiên về cơ bản thì cũng giống như loài lông ngắn ngoại trừ mỗi tiêu chí về bộ lông. Chihuahua là loại chó làm bầu bạn rất phổ biến.

Đặc điểm

Chihuahua là giống chó nhỏ con có đầu tròn và mõm ngắn. Nó có đôi mắt to tròn, màu sẫm gần như đen, đôi khi là màu đỏ ruby sẫm. Đôi tai đặc hiệu to đùng luôn giữ vểnh. Cún con của Chihuahua ở phần thóp trên đỉnh đầu có một hõm mềm. Lỗ thủng này khi cún lớn lên sẽ được xương sọ che phủ hết. Thân hình chắc chắn, dài hơn so với chiều cao, đuôi uốn cong trên lưng hoặc vắt sang một bên.

Ở Việt Nam rất phổ biến loài lông ngắn, tuy vậy, ở nước ngoài cả hai loại lông ngắn, lông dài đều được coi trọng như nhau. Màu lông thường có các loại màu vàng cát, nâu hạt dẻ, màu bạc, xanh thép, nâu nhạt. Tuy vậy các màu khác cũng đều được chấp nhận, kể cả màu đen nâu và pha trộn lẫn các màu. Loài chó này khá khỏe mạnh so với thân hình mảnh dẻ của chúng. Chúng có lưng bằng và 4 chân thẳng.

Một con chó Chihuahua lông dài, 3 tuổi

Tích cách

Chihuahua là giống chó rất thích hợp cho bầu bạn. Can đảm, cực kỳ sống động, kiêu hãnh và mạnh dạn, chúng luôn bày tỏ tình cảm và cũng đòi hỏi sự chăm sóc của người chủ. Các chuyển động của chúng rất thanh nhã và nhanh nhẹn để tránh bị dẫm phải.Chúng khá nhanh nhẹn,thông minh,có thính giác phát triển mạnh.Chihuahua là giống chó có ý chí mạnh mẽ, đặc biệt trung thành và rất quấn chủ, thậm chí còn có thể biết ghen tỵ. Chúng đặc biệt thích được liếm mặt chủ. Luôn tỏ ra cảnh giác đối với người lạ. Khi có mặt người lạ, chúng luôn lẽo đẽo bám sát chủ nhân từng bước, tìm cách sao cho càng gần chủ càng tốt. Một số cá thể có thể hơi khó dạy dỗ, nhưng nhìn chung đây là giống chó thông minh, học khá nhanh, phản xạ tốt với các bài tập nhẹ nhàng.

Chihuahua có hàm răng rất sắc như là vũ khí để tự vệ. Vì quá bé nhỏ nên khó trốn chạy, chúng có thể cắn lại khi bị trẻ con trêu chọc. Vì vậy nhà có trẻ nhỏ không nên nuôi giống chó này. Có thể sủa ầm ỹ và đòi hỏi chủ phải khá kiên trì trong việc dạy đi vệ sinh đúng chỗ. Cần phải tạo điều kiện cho chúng hòa đồng với các giống chó khác và với người lạ từ lúc còn nhỏ, vì Chihuahua là loại chó khá hung hăng. Đối với các chú Chihuahua khác thì quan hệ có vẻ tốt hơn.

Sức khỏe

Vì có thân hình quá nhỏ bé nên giống chó Chihuahua có khá nhiều vấn đề về sức khỏe. Do có chiếc mũi ngắn nên Chihuahua có thể thở khò khè và thậm chí có thể ngáy khi ngủ. Cặp mắt to quá khổ của chúng dẫn đến việc dễ mắc các bệnh màng sừng tuyến lệ hay đục thủy tinh thể thứ cấp. Dễ bị ngạt thở bởi dây xích cổ, dễ mắc các bệnh về răng lợi, thấp khớp, không chịu được lạnh, dễ bị căng thẳng. Không được để cho chúng liếm hoặc ăn các sản phẩm có độc tính, phân hoặc sô cô la.

Nên cho ăn có chừng mực để tránh bị béo phì. Cún con Chihuahua khi đẻ ra đã có cái đầu khá to, vì vậy cần phải được mổ đẻ bởi các bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm. Trong lúc bé, chúng dễ bị gãy xương hay các tai nạn khác. Một số dòng Chihuahua xương chẩm không phát triển hết nên trên sọ vẫn tồn tại lỗ hổng trong suốt đời. Việc này có thể càng làm cho chúng dễ bị tổn thương.

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

Husky Sibir

Chó Husky Sibir (Tiếng Nga: сибирский хаски, “Sibirsky hasky”, Phiên âm: “hất-s-ki“)  là một giống chó cỡ trung thuộc nòi chó kéo xe có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Sibir, Nga. Xét theo đặc điểm di truyền, chó Husky được xếp vào dòng Spitz. Chó Husky có hai lớp lông dày, tai dựng hình tam giác và thường có những điểm nhận dạng khác nhau trên lông.

Chó Husky là giống chó rất ưa thích vận động do tổ tiên của chúng sống ở một trong những nơi lạnh giá nhất như Siberia, ở đây chó Husky nguyên thủy được phối giống bởi người Chukchi ở Đông Bắc Á nhằm mục đích kéo xe hàng trên một quãng đường dài trong điều kiện lạnh giá khắc nghiệt. Giống chó này được đưa tới Alaska trong thời kì khai thác vàng ở Nome rồi sau đó trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ và Canada. Ban đầu Husky được nuôi để làm chó kéo xe nhưng về sau chúng trở thành thú nuôi trong gia đình.

Lịch sử

Các giống chó Husky Sibir, Samoyed, và Alaskan Malamute đã được công nhận đều có chung nguồn gốc từ một giống chó cổ đại theo kết quả ADN công bố năm 2004.[2][3] Từ năm 1908, chúng được du nhập vào Alaska trong thời kỳ khai thác vàng và được sử dụng là chó kéo xe và chó đua xe. Ở đây, xe kéo bởi vì chó Husky nhanh chóng trở thành phương tiện phổ biến lúc bây giờ. Năm 1930, việc xuất khẩu chó ở Siberia bị dừng lại,[4] cũng là năm mà “câu lạc bộ chó giống Mỹ (AKC) công nhận giống chó Husky Sibir. Chín năm sau, giống chó này lần đầu tiên được đăng kiểm ở Canada. Năm 1938 United Kennel Clubcông nhận giống chó “Husky Bắc Cực” và đổi tên thành Husky Sibir vào năm 1991 cho tới nay.[5] Giống chó Husky nguyên thủy được nuôi và phối giống bởi người Chukchi được cho là đã tuyệt chủng nhưng một phóng viên của tạp chí “Geographical magazine” vào năm 2006 đã đưa ra báo cáo chúng còn sống sau chuyến công tác của anh tại Siberia).

Đặc điểm

  • Lông của Husky Sibir

Lông của giống Husky dày hơn đa phần lông các giống chó khác gồm 2 lớp, một lớp lông dày và ngắn lót phía trong và một lớp lông mỏng hơn, dài hơn bao phủ bên ngoài giúp bảo vệ chúng khỏi cái lạnh khắc nghiệt vùng băng giá. Chúng có thể chịu được cái lạnh từ −50 đến −60 °C (−58 đến −76 °F). Chó husky thay lông tơ thường xuyên, nếu sống cùng con người thì cần chải lông hàng tuần.

Chó Husky Sibir có rất nhiều màu lông khác nhau nhưng hầu hết sẽ có chân, mõm, đốm cuối đuôi là lông trắng. Thường gặp nhất là Husky có màu lông đen-trắng, sau đó là nâu (đỏ)- trắng, xám (phấn) – trắng, trắng, và màu lông hiếm “agouti”.

  • Mắt của Husky Sibir
Husky hai màu mắt
Husky Sibir với hai mắt xanh

Mắt chó Husky hình quả hạnh nhân đặt cách nhau vừa phải và hơi xếch lên. Màu mắt cũng đa dạng như xanh da trời, xanh nước biển, màu hổ phách, xanh lá cây, hoặc nâu. Một số con có thể có 2 mắt với mỗi mắt là một màu khác nhau. Cũng có thể có một hoặc cả hai mắt có màu pha trộn (parti-colored) nửa xanh nửa nâu. Tất cả những màu mắt nêu trên đều được chấp nhận là mắt của Husky “thuần chủng”.

  • Mũi của Husky Sibir

Xếp theo màu lông, chó lông xám thì mũi có màu đen, lông đen thì có mũi nâu, lông nâu thì có mũi đỏ xẫm, và lông trắng thì mũi màu xám nhạt.

  • Đuôi của Husky Sibir
Husky giữ nhiệt cho mũi bằng đuôi

Đuôi của chó Husky dài và rất rậm lông, chúng thường hay cụp đuôi nếu không có hoạt động, khi chạy nhảy hoạt động chúng thường uốn cong đuôi lên lưng để cơ thể có thêm độ ấm. Đây cũng là đặc điểm chung của một số giống chó có nguồn gốc từ xứ lạnh như Akita, Alaskan Malamute hay Samoyed. Khi ngủ chó Husky sẽ vòng đuôi qua mõm để giữ ấm cho mũi như trong ảnh. Chúng sẽ hạ thấp đuôi khi thư giãn và dựng cong đuôi khi phấn khích hoặc tò mò.

  • Kích thước của Husky Sibir

Kích thước được xem là thuần chủng của một con Husky đực là cao khoảng 21 và 23 inch (53 và 58 cm) và nặng 45 và 60 pound (20 và 27 kg). Con cái sẽ bé hơn, nó cao khoảng 20 đến 22 inch (51 đến 56 cm) và nặng khoảng 35 đến 50 pound (16 đến 23 kg).

  • Tính cách của Husky Sibir

Chó Husky được xem là có ngoại hình và hành vi giống với tổ tiên của chúng là loài chó sói. Chúng thích liên lạc, giao tiếp với bằng cách hú hơn là sủa. Chúng có xu hướng đi lang thang và tìm cách trốn thoát sự tù túng. Chó Husky được xem là bậc thầy đào tẩu, chúng có thể đào hầm phía dưới, gặm nát, hoặc nhảy qua hàng rào cao

Đây là giống chó thân thiện với trẻ em, người Chukchi còn sử dụng chó Husky như người bảo vệ con cái của họ. Vì là giống chó có nhiều năng lượng nên đa phần có dấu hiệu tăng động, phá phách khi sống nuôi nhốt trong nhà chật hẹp nên cần có phương pháp tập luyện nghiêm ngặt hơn so với những giống chó khác. Chúng có thể sẽ đuổi theo mèo, thú nhỏ một khoảng cách rất xa và đi lạc, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng sống ở một số quốc gia có nạn bắt trộm chó phổ biến như Trung Quốc hay Việt Nam nên dây dắt là công cụ cần thiết khi đi ở ngoài. Ngoài ra tính bầy đàn của Husky rất mạnh nên chúng thích sống chúng với những con chó khác, hoặc người chủ nên thường xuyên ở bên cạnh. Chó Husky sẽ hú khi nó cảm thấy bị bỏ rơi hay cô đơn. Chó Husky thích chạy vì đó là bản năng của chúng. Theo lời khuyên của các chuyện gia, người nuôi chó Husky nên cho chúng chạy ít nhất 2 lần/ ngày để rút bớt năng lượng của chúng, hạn chế sự phá phách trong nhà. Chó Husky đứng thứ 45 trong bản xếp hạng những giống chó thông minh nhất.

Tầm ảnh hưởng

Năm 1925, 2 chú chó Husky tên là Balto và Togo đã trở nên rất nổi tiếng qua câu truyện “Great Race of Mercy”. Chú chó Balto đã chạy liên tục quãng đường dài 53 dặm (85 km) để đưa được huyết thanh cứu người tới Nome, còn Togo là chú chó chạy được quãng đường 91 dặm (146 km), xa nhất thời điểm đó đưa chủ mình từ Norton Sound tới Golovin. Bức tượng đồng của Balto được đặt tại công viên trung tâm thành phố New York từ 1925 như một biểu tượng của lòng trung thành và quả cảm.

Tượng Balto ở Công viên Trung tâm New York

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

Tên khác Chukcha, Chuksha, Keshia
Biệt hiệu Sibe, Husky
Nguồn gốc Siberia, Nga
Đặc điểm
Nặng Đực 20½-27kg (45-60 pound)
  Cái 35-50 pound (15,8-22,6kg)
Cao Đực 53-60cm (21-23½ inch)
  Cái 20-22 inch (50,8-55,8cm)
Bộ lông Lông kép dày – lông trong dày & lông ngoài mềm.
Màu Tất cả màu sắc từ đen tới trắng.
Lứa đẻ 6-8 con
Tuổi thọ 12-15 năm

Alaska Malamute

Chó Alaska hay Alaska Malamute hay Mahlemuts là một giống chó kéo xe ở Alaska. Giống chó sói được đặt tên theo bộ tộc Mahlemut là Malamute.

Người Eskimo du mục ở Alaska đã khám phá ra chúng có khả năng di chuyển và kéo xe trên tuyết một khoảng cách rất lớn và liên tục. Họ đã cho lai tạo với những giống khác như chó Newfoundland hoặc St Bernard để có được giống chó ngày càng to hơn, khỏe hơn, bền bỉ hơn, và chịu được thời tiết khắc nghiệt của vùng Bắc Cực. Người Nga đã dùng những chú chó này đê chở lông thú và thịt thú rừng tới những khu vực lân cận để bán và đổi các mặt hàng khác. Giống chó này đòi hỏi được tập luyện hàng ngày nếu không chúng sẽ buồn chán và phá hoại.

Tổng quan

Chúng được những người dân sống tại sống tại vịnh Kotzebue, Vùng đất Alaska nuôi dưỡng và huấn luyện chuyên dùng để làm việc trong thời tiết khắc nghiệt và hết sức lạnh giá của vùng đất Bắc Cực. Khi những người Nga khám phá ra vùng đất bắc cực lạnh giá này thì họ cũng có nhắc đến giống Chó với những đặc điểm mà giống với những gì mà giống Chó alaska đang có. Sau này vùng đất Alaska trở thành 1 bang của Mỹ thì ngẫu nhiên, giống Chó này trở thành một giống Chó của Mỹ. Và chính vì thế, đến năn 1935 American Kennel Club đã công nhận điều ấy.

Những người dân du mục khá tự hào về giống chó của họ vì chúng luôn hoàn thành tốt quãng đường phải vượt qua. Malamute đã được phát triển ở Alaska từ lâu đời, trước khi Alaska trở thành một bang của Mỹ. Việc nghiên cứu và phát triển giống chó này không rầm rộ hay nổi bật như các giống chó khác.

Malamute chủ yếu được nuôi ở gần vùng Bắc cực băng giá và những khu vực có tuyết quanh năm. Tuy nhiên ở một số nơi khác thì chúng được nuôi như vật cảnh trong gia đình. Khi cần di chuyển trên một quãng đường tuyết khá xa thì khó có loài nào có thể thay thế được chó Malamute. Manamute vẫn được lai tạo để phục vụ cho mục đích kéo xe. Một đàn chó kéo đông tạo nên một sức mạnh to lớn để vượt nhiều con đường tuyết phủ trắng với sự nhiệt tình hết mình cho chuyến đi và chịu đựng thời tiết khắc nghiệt. Chúng thay cho bất kì loại hình phương tiện di chuyển nào trên vùng đất phương Bắc này.

Hàng năm tại Canada, Mỹ và một số nước khác có tổ chức những cuộc đua mang tính chất thể thao diễn ra nhằm phát triển giống chó chuyên kéo xe tuyết này. Đôi khi tại một số thành phố hay nông trại thì người nuôi cũng sử dụng chúng với mục đích tương tự nhưng những con Malamute này lại kéo xe có bánh tròn để thồ nông sản và một số vật dụng khác thay cho ngựa. Với những đàn chó kéo trên 15 con trên một quãng đường rất dài thì yêu cầu người nuôi và điều khiển có sự tuyển chọn kĩ càng cho những chuyến đi.

Một con Alaska Malamut

Đặc điểm

Theo sự phân chia của AKC (hiệp hội chó Hoa Kỳ), có tất cả ba loại chó Alaska là Standard (tiêu chuẩn), Large Standard (tiêu chuẩn lớn) và Giant (khổng lồ). Alaskan Malamute có chiều cao trung bình là 63,5 cm và có thể cao đến 68,5 cm và có sự cân đối về chiều cao, cân nặng, cấu trúc xương và cơ bắp. Dòng Giant có thể cao đến 70 cm và nặng tới 75 kg.Xương chân lớn rất cơ bắp để phục vụ cho việc kéo xe. Với hình dáng ngoài không được quý phái, duyên dáng hay có dáng thể thao như một số giống khác mà nó có nét tương đồng với loài sói Bắc Mỹ. Cặp mắt màu nâu, nâu đen hình quả hạnh, tai nhỏ đầy lông tơ. Alaska Malamute đẹp nhất là nhờ bộ lông dày mượt, đặc biệt cái đuôi hình bông lau xõa đều cong ngược trên lưng. Bộ lông dày thô, mềm, bóng và có sắc biến thiên dần từ màu trắng toát ở phần bụng tới màu đen lên đến trên sống lưng và có khuôn mặt rất đẹp với những mảng trắng. Đuôi luôn cuộn phía trên lưng. Giống chó Alaskan Malamute có hai lớp lông ngăn không cho cái lạnh buốt giá ngấm vào cơ thể. Lớp lông dài phía ngoài không thấm nước, lớp lông trong ngắn hơn nhưng rất dày lớp lông trong ngắn và cấu trúc như những sợi lông cừu. Do vậy mà việc chăm sóc lông phải yêu cầu rất nhiều thời gian và chu đáo. Nếu nuôi tại các gia đình thì phải chải lông thường xuyên để tránh lông rụng bám vào thảm hay chăn đệm.

Chó alaska là một trong những giống Chó lao động mà chủ yếu là dùng để kéo xe, chính vì thế chúng sở hữu một bộ khung cao to, chắc chắn rất khỏe mạnh và đặcbiệt là xương chân và các khớp xương chân tương đối phát triển. Loại Chó này rất đa dạng về màu lông, nhưng điển hình là màu xám trắng, xám lông chồn kết hợp với trắng, đen trắng hoặc có thể trắng toàn thân. Dù Chó alaska có màu lông như thế nào đi chăng nữa thì 2 yếu tố màu lông không thể thay đổi đó là mõm và 4 chân phải là màu trắng. Bộ lông của chúng được phân ra thành 2 lớp. Lớp lông dài bên ngoài đặc biệt không thấm nước; lớp lông trong ngắn hơn nhưng rất dày, có cấu trúc như lông cừu. Chó đẹp nhất là nhờ vào bộ lông của chúng, một bộ lông dày, mượt, khỏe, và có cái đuôi cong dài những sợi lông dài, xõa đều trên lưng. Chúng sở hữu đôi mắt có vị trí xiên chéo trên hộp sọ, hình hạt hạnh nhân, màu hạt dẻ và kích cỡ trung bình. Trong khi di chuyển, chúng luôn đứng thẳng, ngẩng cao đầu, 2 mắt mở to và luôn luôn quan sát do Chó alaska rất tò mò, rất nhanh nhẹn hoạt bát, luôn luôn quan sát tìm hiểu mọi sự vật hiện tượng xung quanh.

Tập tính

Chúng thông minh, hiền hòa, luôn biết nghe lời dù là chó cái hay đực và luôn nổi bật trong công việc. Thích trẻ nhỏ và luôn hòa thuận với nhũng vật nuôi khác. Tuy nhiên thường thì Malamute không có thói quen nhặt bóng hay tha đồ vật như một số giống chó săn khác vì mục đích nuôi từ cổ xưa của người Eskimo không vì mục đích săn bắn mà chỉ để kéo xe nên bản tính săn mồi trong nó rất ít. Đặc biệt là không bao giờ tấn công mèo, điều rất khác với đa số các con chó khác. Alaskan Malamute là giống chó thông minh nên có khả năng học tập rất nhanh và rất biết vâng lời. Bản chất rất tò mò và vô cùng hiếu động nên Malamute rất thích được lao động. Alaskan Malamute có thể tự đi rất xa mà vẫn tìm được đường về. Do tập tục sống bầy đàn nên khi nuôi trong gia đình thì chúng rất nghe lời chủ bởi coi chủ như con đầu đàn, luôn phục tùng và có khuynh hướng luôn sẵn sàng bảo vệ đàn của mình khi có kẻ muốn tấn công hay xâm phạm. Malamute có khả năng học và dễ tuân lệnh. Chúng rất thích thú khi được kéo vật gì đó trên những đoạn đường dài cùng bầy đàn của nó. Việc di chuyển trên tuyết trong không gian rộng lớn thì rất tốt.

Chúng thích chạy nhảy ở những nơi rộng rãi thoáng mát và một điều khá hay đó là giống Chó alaska này không có thói quen tha đồ hay nhặt bóng như những giống Chó săn khác vì vốn dĩ ngay từ thời xa xưa, những người dân vùng Bắc Cực nuôi dưỡng và huấn luyện chúng chỉ để lao động mà điển hình là dùng để kéo xe chứ không dùng chúng vào mục đích săn môi như các loại khác. Bản năng kéo xe và di chuyển trên những quãng đường dài dường như nó đã ngấm vào máu của dòng Chó này. Chó Alaska là một trong những giống Chó thông minh nhất thế giới. Chúng có bề ngoài hình giáng giống như một con Chó sói hung giữ và khó gần tuy nhiên trái với những gì so với vẻ bề ngoài của nó thì chó Alaska rất hiền lành, gần gũi rất tinh nghịch nhưng lại biết nghe lời chủ. Chúng sống với chủ nhân của chúng rất hiền hòa, và rất tình cảm. Chó Alaska này đó là chúng đặc biệt rất quý trẻ em

Có một sự kiện diễn ra liên quan đến loài chó này, đó là vụ việc bé gái 6 ngày tuổi được cho là bị chó Alaskan Malamute ăn mất đầu. Bà mẹ đã khi phát hiện con gái 6 ngày tuổi có tên Eliza-Mae Martha Mullane tử vong bên cạnh con chó giống Alaskan Malamut có tên Nisha của gia đình. Người mẹ ba con hoảng hốt nói với người hàng xóm rằng Cháu không biết làm gì nữa. Con chó ăn mất đầu con bé rồi. Cô ấy liên tục hét lên Con chó đã ăn mất đầu con bé. Người chồng đã mua con chó giống Alaskan Malamut ở bên ngoài 1 quán rượu rồi đem con chó đó về vì ai đó nói rằng họ sẽ bỏ con chó đó đi. Con chó Nisha được khoảng 5, 6 tuổi nhưng trông nó già hơn tuổi, trước đó, nó đã bị bạc đãi.

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

Biệt hiệu Mal hay Mally
Nguồn gốc Hoa Kỳ (Alaska)
Đặc điểm
Nặng Đực 38.5 kg – 55 kg (85 lb) – (123 lb)
  Cái 34 kg – 45 kg (75 lb) – (100 lb)
Cao Đực 63.5 cm (25 inches)
  Cái 58.4 cm (23 inches)
Bộ lông Dày, hai lớp
Màu xám, đen, đỏ, trắng
Lứa đẻ 4-10 chó con
Tuổi thọ 13-16 năm

Poodle (Chó săn vịt)

Chó săn vịt (Poodle) là một giống chó săn dùng để săn các loại thủy cầm trong đó chủ yếu là  vịt. Ngày nay giống chó này được lai tạo để trở thành dòng chó cảnh với hình tượng là là những quý cô xinh xắn, yêu kiều. Tên “Poodle” của chúng xuất phát từ chữ “Pudel” trong tiếng Đức, nghĩa là “thợ lặn” hay là “chó lội nước” và bộ lông của chúng có thể đè bẹp cơ thể khi ở trong nước. Phần lông còn lại che phủ các khớp và các bộ phận quan trọng để giữ cho chúng không bị lạnh và bị thương.

Chó săn vịt nổi tiếng với khả năng bơi lội tuyệt vời, sự nhanh nhẹn và sự vâng lời của chúng Chúng có thể bơi rất tốt trong nước lạnh, các thợ săn thường nuôi chúng để săn các loài chim hay bắt cá trên mặt hồ. Chúng còn có những tên gọi khác bao gồm: Caniche, Barbone, Chien Canne, Tea Cup Poodle, French Poodle, Pudle, Teddy Poodle. Từ năm 1960 đến 1982, giống chó này liên tục xếp vị trí đầu tiên trong danh sách những loài được yêu mến nhất. Chó Poodle có trí thông minh và vẻ ngoài ưa nhìn. Với bộ lông vừa dài, vừa xoăn với đủ màu sắc điệu đà, chó săn vịt được coi là loài chó điệu đà nhất thế giới.

Lịch sử

Chó săn vịt là một hậu duệ của các giống chó French Water Dog, Barbet và Hungarian Water Hound. Cái tên “poodle” nhiều khả năng ra của từ tiếng Đức, xuất phát từ chữ “Pudel, có nghĩa là “một trong những người chơi ở dưới nước”. Kiểu lông được cắt như lông cừu được thiết kế bởi những thợ săn để giúp những chú chó poodle bơi hiệu quả hơn. Họ sẽ để lại lông trên các khớp chân để bảo vệ chúng khỏi cái lạnh. Các thợ săn ở Đức và Pháp đã sử dụng như là một con chó dùng trong săn bắn hay như là một loài chó dùng để săn những con chim nước và để đánh hơi ra nấm cục ở trong rừng.

Nguyên gốc tiếng Pháp của cái tên Caniche (Poodle) được bắt nguồn từ “Cane”, một từ vựng để chỉ con chim Cu Rốc cái. Ở những nước khác tên của chúng làm là một sự liên tưởng đến những vệt tròn tỏa ra trên mặt nước. Ban đầu giống chó này được sử dụng cho mục đích săn bắt chim và được kế thừa nhiều đặc điểm của giống chó Barbet (Barbet là chim Cu Rốc). Năm 1743, chúng được gọi là Caniche, một từ để chỉ con chim chim Cu Rốc cái trơng tiếng Pháp. Sau đó, dần dần Caniche (Poodle) và Barbet được tách biệt với nhau.

Poodle đã được biết đến trên khắp Tây Âu trong ít nhất 400 năm trở lại đây, tuy nhiên xuất xứ thật sự của chúng vẫn còn đang gây tranh cãi ở các nước Pháp, Đức, Đan Mạch. Sau đó người Pháp bắt đầu nuôi và dạy cho chúng biểu diễn xiếc, vì chúng rất thông minh. Nói chung, Toy poodle đã được biết đến trên khắp Tây Âu ít nhất là 400 năm và được miêu tả trong bức tranh ở thế kỷ 15 và trong các tác phẩm điêu khắc từ thế kỷ nhất. Các đề tài này đã gây ra nhiều tranh cãi về nơi con chó đã được chính thức phát triển.

Người Pháp bắt đầu sử dụng các chú chó này như một người biểu diễn xiếc vì khả năng dạy dỗ và trí thông minh của chúng khá cao. Các giống chó này đã trở thành rất phổ biến ở Pháp, dẫn đến tên gọi “French poodle”. Toy và Miniature poodle giống được gây giống từ những con lớn, ngày nay được gọi là Standard Poodle. Trong thế kỷ 18 những chú chó Poodle nhỏ hơn trở nên phổ biến với người dân. Ba kích thước chính thức là Toy, Miniature và Standard poodle. Các nhà lai tạo giống đã tạo ra một loại có kích thước trung bình được gọi là Klein poodle (Moyen poodle) và một loại nhỏ hơn là Tea-Cup poodle. Ngày này chó xù ngày càng phổ biến như một giống chó để bầu bạn hơn là chó săn vì đặc tính thân thiện, vui vẻ và trung thành của nó và cũng bởi các size và những màu sắc khác nhau mà mọi người có thể tùy chọn theo sở thích.

Khuôn mặt của một con Poodle hiện đại

Đặc điểm

Đây là giống chó có tỉ lệ kích thước loại trung bình. Lớp lông quăn chính là đặc điểm đặc biệt của chúng. Vẻ bề ngoài của chúng tạo nên ấn tượng về con chó thông minh, nhanh nhẹn và tích cực đồng thời ngoại hình hài hòa cũng tạo nên ấn tượng về sự sang trọng và lòng tự hào của chúng. Đây là một giống chó cỡ vừa chiều dài xấp xỉ bằng chiều cao tính bả vai.

Kích thước lên đến 10 inches (25.4 cm). Các kích thước của AKC về giống poodle được xác định bởi chiều cao, chứ không bởi trọng lượng. Poodle Toy có kích thước 10 inch hoặc nhỏ tính từ điểm cao nhất của vai. Sọ là vừa phải, hơi tròn. Mõm dài, thẳng. Mắt hình bầu dục được đặt khá xa nhau và có màu đen hoặc nâu.

Các chú chó poodle tiêu chuẩn phải là bản sao lớn và phát triển của giống poodle kích thước trung bình với những đặc điểm giống nhau được giữ lại. Poodle cỡ trung (standard) có kích thước từ 35–45 cm. Poodle mini có kích thước từ 28–35 cm. Poodle mini phải hiển thị tướng mạo của 1 poodle cỡ trung thu nhỏ, giữ lại càng nhiềm đặc điểm tỉ lệ càng tốt và không được có dấu hiệu lùn. Toy Poodle: kích thước từ 24–28 cm (lý tưởng nhất: 25 cm), kích thước có thể dao động trong khoảng 1 cm. Toy poodle có cân nặng khoảng 3–4 kg

Tai gần đầu, dài và phẳng, có lớp lông lượn sóng. Hai chân trước và sau cân đối với kích thước cơ thể của chúng. Đuôi hướng lên cao. Đôi khi được cắt ngắn bằng một nửa chiều dài trước đó hoặc ít hơn để làm cho chú chó nhìn cân bằng hơn. Bàn chân hình oval khá nhỏ và các ngón chân cong. Da mềm mại, đàn hồi và có sắc tố. Mông tròn và không xệ. Bắp đùi trên có cơ bắp phát triển và đẹp. Dáng đi và di chuyển củapoodle có dáng đi nhẹ nhàng và nhún nhảy.

Màu lông của mỗi chú chó phải phù hợp với màu da của chúng. Những com chó xù trắng với da màu bạc luôn là đối tượng được ưa thích nhất. Bộ lông khá xoăn, Màu sắc lông bao gồm đen, xanh, bạc, xám, kem, mai, đỏ, trắng, nâu, hay màu cafe sữa. Lông Poodle là một giống chó rất đặc biệt với bộ lông luôn mọc dài ra giống như tóc của người. Các giống chó khác lông chỉ mọc dài đến một độ tối đa rồi dừng lại, Poodle thì không như vậy, lông của chúng cũng không rụng như các giống chó khác.

Dạo phố với chó săn vịt ở Úc

Tập tính

Caniche là giống chó nổi tiếng về long trung thành, nó có khả năng học hỏi, dễ đào tạo, và là chú chó đồng hành dễ chịu. Chúng thích hợp để dạo chơi cùng con người hơn là tham gia vào những trò đuổi bắt hay vận động thể lực. Lớp lông dày xoăn của chúng là đối tượng thi tài nghệ thuật của con người với những kiểu cắt tỉa khiến những poodle trông đỏng đảnh và xinh xắn. Tuy nhiên, poodle vẫn được xếp vào những nòi chó thông minh và dễ huấn luyện mặc dù chúng sủa hơi nhiều và khá cáu kỉnh.

Toy Poodle khá là thông minh, chúng đáp ứng rất tốt các yêu cầu của con người, chúng được cho là một trong những giống chó dễ huấn luyện nhất, chúng vui vẻ và năng động, thích được chơi với mọi người. Tuy nhiên, nếu chúng không được tập thể dục đều đặn thì sẽ có khả năng trở nên nhút nhát, có những biểu hiện tiêu cực như cắn người, phá đồ đạc, gầm gừ, sủa nhiều (Hội chứng chó nhỏ).

Chúng được coi là một trong những giống chó dễ dạy dỗ nhất. Hiền hòa, vui vẻ và hoạt bát, chúng thích được ở cùng và quan tâm với mọi người. Huấn luyện chúng dễ dàng và tuyệt đối không nên quá chiều chuộng chúng. Nếu một người không phải là chủ của chúng, chúng có thể cắn nếu bị họ chọc giận. Toy poodle nói chung rất tốt với vật nuôi khác và những chú chó khác. Poodle cũng có thể chơi cùng với trẻ em, tuy nhiên từ 5 tuổi trở lên là tốt nhất. Trừ những thứ mà người chủ cấm và không được phép để, những thứ còn lại dễ dàng bị chúng gặm nhắm. Chúng thường cảnh giác với những người lạ, có thể chúng sẽ chồm lên, cào cấu, hay gầm gừ, nhưng nếu chúng được dạy dỗ sớm thì chúng sẽ thân thiện hơn. Chúng có thể rất nhạy cảm và dễ giật mình.

Chăm sóc

Là giống chó sống được khá lâu, tuy nhiên vẫn tùy thuộc vào bệnh di truyền. Một số dễ bị IMHA (trung gian miễn dịch Thiếu máu tán huyết), trật khuỷu chân sau, tiểu đường, động kinh, rối loạn tim, PRA, chảy nước mắt, nhiễm trùng tai và các vấn đề về đường tiêu hóa. Các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và võng mạc teo có thể gây mù. Da dễ bị dị ứng, có thể do không có kỹ năng sử dụng của đồ tỉa lông chó.

Những con có bộ lông màu nâu có xu hướng chuyển thành màu xám. Lông phải được chải thường xuyên. Chúng phải được tắm thường xuyên và cắt bớt lông từ sáu đến tám tuần. Lông phải được cắt bớt. Có một số loại kiểu lông khác nhau của poodle. Phổ biến nhất và chăm sóc dễ dàng là “pet clip”, “puppy clip” hoặc “lamb clip”, những kiểu mà lông trên phần cơ thể cắt ngắn. Poodle ít rụng lông và thích hợp cho người bị dị ứng. Cần thường xuyên cắt tỉa, cạo bớt lông của Poodle nhằm tránh cho lông mọc dài đâm vào tai, mắt, mũi miệng hoặc các bộ phận bài tiết gây ra bệnh cho chó. Việc cắt tỉa lông này cũng nhằm mục đích thẩm mỹ, và giúp chó di chuyển dễ dàng hơn.

Làm sạch và kiểm tra thường xuyên cho đôi tai để tránh bọ ve hoặc nhiễm trùng vào trong ống tai. Cần đánh răng thường xuyên. Đây là giống chó thích hoạt động, nên chúng cần được đi bộ hàng ngày. Các trò chơi sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nhu cầu tập thể dục của chúng.Chúng cũng sẽ thích thú hơn khi được chơi đùa một không gian tốt, có rào chắn an toàn.

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

Call Now

Chat với Shop