Dấu hiệu chó mang thai giả như thế nào?

Chó mang thai giả là hiện tượng có thể gặp phải khi nuôi chó sinh sản. Vậy dấu hiệu chó mang thai giả như thế nào? Và cách điều trị hiện tượng này ra sao? Hãy cùng blog yêu chó mèo tìm hiểu nhé

Khái niệm chó mang thai giả

Chó mang thai giả là hiện tượng thường thấy ở chó tiền kinh nguyệt, đây được xem là bệnh lý của chó cái trong giai đoạn sinh sản do không được phối hoặc không thụ tinh thành công sau phối.

Nguyên nhân của hiện tượng chó mang thai giả

  • Phần lớn tình trạng chó mang thai giả là do sự thay đổi hormone, giảm nội tiết tố progestoron và Prolacin gây ra, do hoạt động của thể vàng.
  • Dấu hiệu rõ ràng nhất khi chó mang thai giả chính là phần bụng căng và to dần trong tuần thứ 6-12, tuyến vú phát triển như chó mang thai, núm vú vắt ra sữa và ngày một tăng dần về kích thước. Chó thường xuất hiện bụng to, vú căng, vắt ra sữa. Sau 60 ngày phối, chó cũng có xu hướng tìm khu vực kín đáo để đẻ nhưng lại không đẻ được do không có thai bụng.
  • Xuất hiện các biểu hiện dọn ổ, vệ sinh khu vực sống, chuẩn bị sẵn sàng để đẻ. Nhiều chú chó mang đồ chơi và các đồ dùng về cho con.
  • Ngoài hình dáng, tính cách của cún cũng thay đổi khi bồn chồn, đứng ngồi không yên, luôn tìm cách phòng vệ và lo lắng cho thai.
  • Liếm vào cơ thể khu vực thành bụng như đang mang bầu.
  • Rối loạn tiêu hóa và nhiệt độ của cơ thể thấp hơn bình thường.

Cách điều trị tình trạng mang thai giả ở chó

Đây là tình trạng khá phổ biến và thường sau 1 tháng sẽ tự hết. Chỉ cần bạn chú ý một chút sẽ phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh và đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm loại bỏ dứt điểm mà không làm ảnh hưởng tới tâm trạng của cún.

Trong giai đoạn cún mắc bệnh, bạn chú ý làm sạch núm vú của cún để tránh tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, vệ sinh bằng nước muối sinh lý còn hạn chế được rất nhiều các tác nhân gây hại tới sức khỏe của cún.

Cố gắng làm xao nhãng tâm trạng của cún cưng để chúng quên đi tình trạng mang thai giả bằng cách vui đùa và hướng chúng vào các vận động thể chất nhẹ nhàng.

Theo các bác sĩ thú y, việc tiêm testosterron có thể điều trị tình trạng mang thai giả dứt điểm.

Các bạn cũng không cần phải quá lo lắng khi cún của mình mắc chứng mang thai giả. Bởi đây là tình trạng thường thấy ở chó sinh sản. Để chắc chắn cún cưng có mang thai không, bạn nên thường xuyên kiểm tra và theo dõi nhé.

Cách hỗ trợ mèo chuyển dạ sắp sinh

Khi mèo mang thai tới tháng thứ 2, chúng bắt đầu chuyển dạ và có những thay đổi rõ rệt về tính cách trước đó. Nếu để ý kỹ một chút bạn sẽ thấy chúng xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt. Khi phát hiện ra 5 dấu hiệu này, bạn nên sẵn sàng vì mèo sẽ chuyển dạ trong vài ngày sau đó.

Dấu hiệu mèo sắp đẻ

Đây là một số dấu hiệu mèo sắp đẻ thường thấy khi sắp chuyển dạ.

  • Mèo lờ đờ, có dấu hiệu bồn chồn, luôn tìm nơi kín đáo để ẩn nấp. Nếu không muốn mèo đẻ lung tung trong nhà bạn nên chuẩn bị sẵn chiếc ổ cho mèo và hướng chúng vào đó.
  • Mèo bắt đầu liếm láp âm hộ và các khu vực trên cơ thể nhiều hơn thường ngày. Chúng sẽ vệ sinh cơ thể trước khi chuyển dạ.
  • Hay thở hổn hển và dáng đi chậm hơn. Thậm chí chúng có xu hướng rên nhiều hơn.
  • Thân nhiệt cơ thể giảm 1- 2 độ C
  • Ăn uống kém dần đi hoặc xuất hiện triệu chứng nôn.
  • Trường hợp mèo xuất hiện máu trước khi sinh là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, đưa mèo tới cơ sở thú ý là phương pháp tối ưu nhất.

Cần chuẩn bị những gì khi mèo sắp chuyển dạ

  • Khi phát hiện mèo có dấu hiệu có thai, cần theo dõi kỹ sức khỏe của mèo mẹ hoặc nếu tại khu vực có phòng khám thú y, bạn nên đưa mèo đi khám.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của mèo. Thường thì tới ngày từ khoảng 66 mèo sẽ bắt đầu chuyển dạ. Hãy cho mèo mẹ ăn thức ăn của mèo con từ giai đoạn ngày thứ 42 tới 66 để mèo con có thể phát triển tốt nhất.
  • Chuẩn bị sẵn sàng một cái tổ cho mèo, thường thì mèo sẽ chủ động lựa chọn nơi yên tĩnh và chuẩn bị mọi thứ trước khi chuyển dạ. Những địa điểm mèo mẹ lựa chọn là những nơi yên tĩnh, ít người qua lại, nơi khiến chúng cảm thấy an toàn và thư giãn. Hãy đặt cát vệ sinh xa khỏi khu vực tổ.
  • Vệ sinh tổ cho mèo mẹ, cắt bớt lông ở khu vực âm hộ và lông quanh khu vực vú mèo mẹ để dễ dàng khi mèo con bú.
  • Chuẩn bị khăn sạch và sữa bột để mèo con có thể bú.
  • Chú ý tới phần dịch nhầy mà mèo mẹ tiết ra có thể dự báo trước sức khỏe của mèo mẹ. Dịch màu xanh lá hơi vàng là báo hiệu nhiễm trùng tử cung, xanh nhạt là báo hiệu của tình trạng tách nhau thai. Cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ thú y.

Hỗ trợ trong quá trình mèo mẹ chuyển dạ

Phần lớn mèo mẹ đều có thể tự mình chuyển dạ mà không cần sự hỗ trợ giúp đỡ của bạn. Bạn chỉ nên đứng một góc kín và quan sát lặng lẽ đủ xa để mèo mẹ bình tĩnh và tập trung sinh con. Chỉ nên can thiệp khi cần thiết.

Khi nhận thấy những dấu hiệu mèo sắp đẻ như trên chúng tôi đã giới thiệu, bạn hãy nhanh chóng định hướng mèo vào tổ được dựng sẵn từ trước để dễ dàng theo dõi. Khi chuyển dạ chú ý nên gỡ hết các trang sức trên tay và sử dụng xà phòng tiệt trùng vi khuẩn để can thiệp khi cần thiết. Hãy nhớ để mèo tự thân vận động trong lúc sinh, bạn luôn quan tâm, quan sát và hỗ trợ khi cần thiết, một tiếng động nhẹ cũng khiến mèo mẹ hoang mang và bị stress.

Khi mèo chuyển dạ, bạn nên quan sát từ xa, giữ yên lặng, những tiếng động có thể gây ra cảm giác bất an cho mèo mẹ, con vật có thể chuyển tới chỗ sinh khác kín đáo hơn gây khó khăn cho việc theo dõi. Đảm bảo mèo mẹ liếm sạch từng chú mèo con, khi liếm, mèo mẹ sẽ làm vỡ màng ối để mèo con có thể hô hấp và cử động thoát ra ngoài.

Một số mèo mẹ lần đầu sinh sản sẽ quên đi bước này, bạn nên nhanh chóng vào can thiệp bằng cách phá vỡ màng ối và lau sạch người mèo con với khăn khô, đồng thời đặt lại ổ nhanh nhất có thể.

Kiểm tra nhau thai có còn xót lại trong cơ thể mèo mẹ không. Nếu còn cần nhanh chóng lấy ra nếu ko muốn mèo mẹ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên đừng cố kéo ra bởi dây rốn xé ra gây tử vong cho mèo mẹ ngay lập tức. Thường thì nhau thai sẽ được mèo mẹ ăn ngay khi sau khi sinh mèo con, đây là nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt giúp mèo có thể hồi phục nhanh chóng.

Hãy để mèo mẹ tự cắn dây rốn của mình. Nếu mèo không làm hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y để nhận được lời khuyên tốt nhất. Đừng cố gắng tác động nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo mẹ.

Chú ý sau khi sinh với mèo mẹ

Để mèo con bú mẹ càng sớm càng tốt bởi thời điểm này là khoảng thời gian sữa non dồi dào nhất. Nguồn sữa này sẽ giúp mèo con phát triển tốt nhất.

Chăm sóc mèo con khi mèo mẹ có dấu hiệu mệt mỏi và không tự mình chăm sóc con.

Cho mèo mẹ sử dụng các thức ăn dinh dưỡng để hồi phục thể lực sau lần chuyển dạ.

Mọi thông tin dưới đây đều được Sưu tầm và chia sẻ theo kinh nghiệm của bản thân. VÌ vậy để đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khỏe cho mèo mẹ, hãy tham khảo các bác sĩ thú y và những người có kinh nghiệm khác.

7 giống chó được xem là Quốc Khuyển của Nhật Bản

7 giống chó Nhật Bản dưới đây chính là những biểu tượng đẹp nhất của đất nước Mặt Trời mọc. Trong nhiều thế kỷ qua, chúng luôn được xem là những người bạn trung thành của người dân Nhật Bản.

Có lẽ khi nhắc tới Nhật Bản, các Sen nghĩ ngay tới Shiba và Akita nhưng thực chất Nhật Bản còn có nhiều giống chó đẹp khác không kém gì Akita hay Shiba. Phần lớn các giống chó tại Nhật đều có hình dáng và kích thước khá giống nhau tuy nhiên mỗi giống chó lại có đặc điểm và tính cách khác nhau thú vị.

Chó Akita

Có lẽ không cần phải giới thiệu nhiều về thiên thần của Nhật Bản Akita. Giống chó này được mệnh danh trung thành và là một trong nhiều giống chó đẹp tại đây. Không ai lạ gì cái tên Hachiko, chú chó trung thành đã từng lấy đi bao nước mắt của người xem qua bộ phim cùng tên. Sự nổi tiếng của Akita còn được xuất hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh trên khắp thế giới.

Akita có kích thước khá lớn. Chúng có thể nặng tới 60kg và cao tới 60 cm. Giống chó này mạnh mẽ và trung thành tuyệt đối. Chúng chỉ phục sự một chủ nhân và bảo vệ họ tới khi trút hơi thở cuối cùng. Bộ lông dày và dài giúp chúng có thể thích nghi trong điều kiện thời tiết tại Nhật.

Akita Dog Breed | Facts, Highlights & Buying Advice | Pets4Homes intended for Dog Breeds Akita – Let Them Fun

Chó Shiba

Cũng nổi tiếng không kém Akita, Shiba cũng được nhiều người biết tới vì sự trung thành của mình. Chúng có đặc điểm bên ngoài giống với Akita nên nhiều người thường nhầm lẫn 2 giống chó này. Nếu là fan trung thành của bộ truyện tranh thám tử lừng danh Conan thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự hiện diện của loài chó này qua vài vụ án li kỳ.

Điểm khác biệt của 2 giống chó này chính là Shiba nhỏ hơn, chúng chỉ là phiên bản thu nhỏ của Akita khi chỉ nặng có 15kg và cao hơn 38cm. Chúng thân thiện hòa đồng và trung thành với chủ nhân.

Màu lông của Shiba thường có màu vàng, đỏ, nâu đen…Điểm làm nên sự khác biệt của Shiba chính là khuôn mặt tươi roi rói. Lúc nào trên khuôn mặt của giống chó này cũng xuất hiện nụ cười tươi. Thậm chí cộng đồng mạng còn đặt tên cho Shiba:” Shiba hành phúc” hay ” giống chó hạnh phúc”.

Chó Hokkaido tên gọi khác Ainu

Có lẽ không nhiều bạn biết về giống chó này. Hokkaido được xem là một giống chó đặc trưng của vùng xứ lạnh này. Chúng to lớn với chiều cao xấp xỉ Akita và cân nặng lên tới 30 – 35 kg.

Lông của giống chó này dày và cực kỳ thông minh. Trước đây giống chó này được bộ tộc Ainu thuần hóa để làm chó săn, chúng thông minh và sẵn sàng xả thân để bảo vệ chủ nhân của mình.

Chó Kaiken

Một giống chó khác khá lạ phải không. Tuy nhiên có lẽ nhiều bạn yêu thích Nhật Bản sẽ biết tới giống chó này với tên gọi Tora Inu hay Kai Inu. Chúng có kích thước gần giống với Hokkaido nhưng nhỏ hơn.

Giống chó này trung thành không kém các giống chó trên nhưng giàu tình cảm hơn. Điểm khác biệt chính là Kaiken sống bầy đàn nên không hề lai tạp từ xa xưa tới nay.

Chó Shikoku

Giống chó này được xem là giống chó đẹp nhất của Nhật Bản với dáng dấp của một con Sói. Tuy nhiên, gương mặt chúng hiền hơn và lộ rõ vẻ thông minh của mình.

Ngoài ra chó Shikoku còn trung thành và rất cẩn trọng, đề phòng với những nguy hiểm rình rập. Đây có lẽ là điều khiến người dân Nhật Bản chọn giống chó này để trông nhà và bảo vệ.

Chó Kishu – Một trong nhiều giống chó Nhật Bản đẹp

Kishu là giống chó nhỏ có kích thước trung bình xấp xỉ Hokkaido. Bộ lông trắng đặc trưng là đặc điểm nhận dạng giống chó này. Chúng còn một số màu lông nữa nhưng màu trắng là phổ biến nhất.

Giống chó này khác hẳn với các giống trên khi tính tình khá hiếu động, chúng ham chạy nhảy. Tổ tiên của giống chó này được nuôi nhiều trong các bộ tộc du mục từ xa xưa.

Chó Kawakami

6 giống chó kể ở trên là những giống chó được nuôi phổ biến tại Nhật Bản. Ngoài ra Nhật Bản còn sở hữu một giống chó cực kỳ quý hiếm là Kawakami. Chúng được lai giữa sói và chó nhà. Số lượng cá thể còn lại chỉ khoảng 80 vì vậy mà giống chó này không khác nào là báu vật của đất nước Mặt trời mọc.

Chó Basset Hound – chó săn Pháp với đôi tai dài

Chó Basset Hound được biết tới là giống chó săn có nguồn gốc từ Pháp với nhiều đặc điểm như chân ngắn, mập mạp và đôi tai dài sát đất đặc trưng.

Lịch sử ra đời của Basset Hound

Nhiều tài liệu cho rằng Người Pháp đã phát triển một giống chó với ngoại hình khá đặc biệt. Basset dịch ra có nghĩa là thấp. Basset Hound ra đời có lẽ muốn nhắc tới hình dạng bên ngoài đặc biệt của giống chó này.

Bassets có nguồn gốc từ Hound St. Hubert, chúng xuất hiện nhờ vào thể đột biến ở chủng St. Hunbert. Điều này đã tạo ra một giống chó săn lùn chân ngắn với khứu giác nhạy bén. Đặc điểm này đã thu hút khá nhiều người nuôi chó trên toàn thế giới tập trung chú ý vào giống chó khá đặc biệt này.

Về lịch sử ra đời của giống chó này, Basset Hound là một trong nhiều giống chó săn nhanh nhạy. Theo cuốn sách săn bắn La Venerie xuất bản năm 1585 thì Basset Hound với cá thể đầu tiên giống với giống  Basset Artésien Normand. Giống chó này được bắt nguồn ở Pháp.

Basset Hound đầu tiên được quý tộc Pháp ưa chuộng nhưng sau này, khi cuộc sống trở lại bình thường, Basset Hound lại trở thành những chú chó săn lợi hại của người dân nơi đây. Năm 1866, Lord Galway đã nhập một cặp chó Basset Hound sang Anh Quốc. Tại đây họ tạo ra sản phẩm đầu tiên, 5 con Basset Hound đầu tiên được ra đời.

Năm 1874, Sir Everett Millais đã nhập một chú Basset có tên là Model về Pháp. Chú ta được quảng bá rầm rộ. Nhanh chóng giống chó này trở nên phổ biến bằng việc hợp tác với các chương trình nhân giống khác. Bằng những cố gắng của mình, Millais được xem là cha đẻ của giống chó này ở Anh Quốc.

Những năm sau đó, Basset Hound được đưa vào các triển lãm chó ở Anh nhưng tận năm 1880, người hâm mộ mới chú ý tới giống chó này sau chương trình Wolverhampton. Mức độ phổ biến của Basset Hound đã lan rộng ra khắp thế giới. Cho tới năm 1882, Basset Hound chính thức được công nhận bởi công lạc bộ giống chó Anh.

Mặc dù đã nổi tiếng trên đất Mỹ nhưng tới những năm 1885, chó Basset Hound mới được đăng ký với AKC. Người đầu tiên đăng ký cho chúng là Bouncer. Đến 1916, giống chó này mới chính thức được công nhận.

Năm 1928, tạp chí nổi tiếng Time đã đăng bài trên trang bài của họ với câu chuyện về chú chó Basset Hound tại triển lãm chó CLB Westminster thường niên. Vẻ đẹp và sự tinh khôn của Basset đã khiến nhiều người phải kinh ngạc. Chính điều này đã làm Basset Hound trở nên phổ biến như ngày nay.

Thậm chí đã có rất nhiều bộ phim viết về giống chó này. Hình tượng của Basset Hound được truyền thông mạnh mẽ tới nỗi, chúng được đánh giá là một trong nhiều giống chó được nuôi nhiều nhất trên thế giới.

Basset Hound là giống chó thân thiện và tình cảm. Nhờ đó mà hiện nay giống chó tai dài này được rất nhiều người nuôi chó ưa chuộng trên toàn thế giới. Ngoài nét đẹp về tính cách, những chú chó Basset Hound còn có vẻ ngoài khá đặc biệt.

Vẻ ngoài đặc biệt của Basset Hound

Giống chó Basset Hound là giống chó có thân dài, chân ngắn, cũng giống với chó lạp xưởng nhưng nặng nề hơn, chiều cao của chúng rơi vào khoảng 30-38cm và cân nặng có thể lên tới 30 kg. Điểm đặc biệt nhất của Basset Hound lại nằm ở đôi tai dài sát đất và khuôn mặt chảy sệ trông rất đáng yêu. Vì vậy, chiếc tai dài cần được vệ sinh và kiểm tra thường xuyên.

Nét mặt của chó Basset Hound có chút thoáng buồn, đôi mắt ủ rũ, bộ lông ngắn sáng bóng với nhiều màu sắc khác nhau như nâu, trắng, hoặc màu hạt dẻ đặc trưng. Vệ sinh các nếp nhăn trên khuôn mặt của cún thường xuyên, đặc biệt là ở khu vực miệng phải được giữ vệ sinh thật cẩn thận bởi chúng chảy dãi rất nhiều.

Tính cách của Basset Hound

Cũng giống với nhiều giống chó cảnh khác, tính cách của Basset Hound khá thân thiện và hòa đồng đặc biệt với trẻ nhỏ và các loài vật nuôi khác. Chúng dễ gần và nhẹ nhàng, vì cân nặng quá khổ khiến chúng di chuyển chậm chạp không được nhanh nhẹn mặc dù vậy khả năng cảnh giác của chúng lại rất tốt. Chúng được xem là vệ sỹ trông nhà đáng tin cậy của mỗi gia đình.

Dinh dưỡng của chó Basset Hound cũng cần được quan tâm bởi đây là một giống chó háu ăn. Lười vận động cùng với thân hình dài sẽ khiến chúng dễ mắc các chứng bệnh béo phì, điều này sẽ gây cản trở cho sức khỏe của chó đồng thời gây khó khăn cho việc đi lại của Basset Hound.

Những con đực thường bị ảnh hưởng nhiều nhất khi dương vật chạm đất gây tổn thương và giảm khả năng vận động của cún. Để giảm thiểu chứng béo phì, bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt cho chó, đặt ra một chế độ vận động hàng ngày như chạy bộ, nô đùa…Nếu là người bận rộn, bạn cũng nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày chơi với cún. Giống chó này cũng phù hợp được nuôi trong căn hộ chung cư với diện tích tương đối.

Chăm sóc chó Basset Hound

Với Basset Hound, người nuôi cần tập trung chú ý tới một số các triệu chứng bệnh thường gặp. Cũng giống với chó Beagle, Basset Hound cũng gặp phải một số tình trạng bệnh tương tự như Loạn sản xương hông, suy giáp, loạn sản khuỷu tay…

GDV – Dãn dạ dày Volvulus: Bệnh có tên gọi khác là xoắn dạ dày. Bệnh nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe của chó. Một số người nuôi cho rằng nguyên nhân do chế độ tập nặng ngay sau bữa ăn hoặc do lượng thức ăn mỗi bữa cho cún. GDV xảy ra khi dạ dày căng lên do không khí và bị xoắn lại. Căn bệnh này gây ra sự khó chịu cho chó khiến chúng không thể nôn hay ợ. Nếu để lâu có thể gây ra cản hoạt động của tim. Tình trạng này gây ra chết chó. Khi thấy cún bị phình bụng, không thể nôn, bồn chồn và lịm dần. Hãy đưa chó tới bác sĩ thú y ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Bệnh Von Willebrand: Rối loạn do di truyền gây ra hiện tượng chó bị chảy máu. Hiện tượng này sẽ tăng dần theo thời gian. Biện pháp duy nhất là xét nghiệm máu cho kết quả chính xác nhất.

Viêm Panoste: Bệnh phát triển và khó phát hiện, đôi khi được tìm thấy và phát hiện ở Basset Hound còn nhỏ. Bệnh thường bị chẩn đoán nhầm là loạn sản xương hông hoặc loạn sản khủy tay.

Tăng nhãn áp: Chó săn Basset thường mắc phải chứng tăng nhãn áp giống với Beagle, điều này xảy ra do áp lực tích tụ trong mắt. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa. Biểu hiện của bệnh rất dễ phát hiện khi chó thường xuyên dụi mắt, nheo mắt. Khi thấy những dấu hiệu bất thường này, bạn nên tới ngay bác sĩ thú y để được điều trị kịp thời.

Dị ứng: Có thể nhiều bạn chưa biết chó dị ứng với một số thức ăn. Một số nguyên nhân khác do phản ứng với hóa chất, các loại thuốc xịt bọ chét, rận trên người chúng. Các loại phấn hoa, bụi gây dị ứng nghiêm trngj ở chó.

Patellar Luxation: Khi xương đùi, bánh chè và xương vùng bắp chân không khớp nhau. Điều này gây ra dáng đi khập khiễng, lò cò rất khó chịu cho chó.

Huyết khối: Huyết khối là căn bệnh ảnh hưởng tới khả năng đông máu của chó. Tuy nhiên giống chó này chủ yếu gặp nhiều vấn đề về mắt, lông mi, quặm. Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của chó. Vì vậy, bạn nên đưa chó tới phòng khám khi xuất hiện các triệu chứng lạ.

Bệnh về tai: Đôi tai dài là một đặc điểm dễ nhân biết của chó tuy nhiên, đôi tai này lại rất dễ bị nhiễm trùng khi không được vệ sinh hàng ngày. Tai cụp khiến chủ nhân lười vệ sinh hơn.

Béo phì: Béo phì ở Basset Hound chủ yếu do chế độ dinh dưỡng và tập luyện áp dụng bởi chủ nhân.

Loạn sản xương hông: Có nhiều nguyên nhân như di truyền, môi trường và chế độ ăn. Chó vẫn có thể sống bình thường nhưng nhiều con lại phải phẫu thuật mới có thể bình thường.

Tuổi thọ trung bình của chó Basset Hound từ 10- 13 năm. Chó Basset Hound có thể ăn các loại thức ăn hạt cho chó hay các loại thức ăn được chế biến. Tuy nhiên hãy rèn cho chó những kỹ năng không để lại thức ăn thừa sau mỗi bữa. Điều này giúp chó đảm bảo được sức khỏe và rèn cho chó thói quen tốt khi trưởng thành.

Chăm sóc bộ lông

Lông chó Basset Hound ngắn và mượt mà. Chúng có thể làm sạch bụi bẩn chỉ cần nước. Bạn cũng có thể sử dụng các loại sữa tắm cho chó mua tại các shop thú cưng uy tín để chăm sóc lông cho chúng.

Bộ lông ngắn của chó rụng theo mùa nhưng không quá nhiều. Bạn chỉ cần dùng chổi để quét sạch nhà cửa. Chú ý khi tắm cho Basset Hound bạn cần làm sạch các vết nhăn, các nếp gấp trên da bởi nếu còn ẩm đây chính là nguồn gây bệnh cho da nguy hiểm.

Vệ sinh tai thường xuyên

Tai của chó Basset dài chạm đất, đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Chiếc tai dài cụp xuống có thể sẽ bốc mùi nếu không được vệ sinh thường xuyên. Làm sạch bên trong tai và lau sạch nước bám xung quanh hàng ngày sẽ giúp tai của Basset Hound được khỏe mạnh. Đây cũng là một sự khó khăn khi nuôi dòng chó tai dài này. Hãy dành nhiều thời gian để vệ sinh cho cún. Điều đó sẽ giúp chúng khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Vệ sinh răng miệng, móng chân

Răng miệng cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ mảng bám. Điều này giúp răng sạch hơn. Vi khuẩn không còn bám vào răng miệng sẽ khiến sức khỏe của chó được cải thiện ngăn ngừa được các căn bệnh về nướu nữa nha.

Cắt móng chân cho chó giúp hạn chế được cá tổn thương trong quá trình chạy nhảy nô đùa đồng thời giảm thiểu tối đa sự khó chịu khi di chuyển của chó.

Tẩy giun, tiêm phòng Tẩy giun và tiêm phòng cho chó giúp giảm thiểu được các rủi ro gây ra do các căn bệnh nguy hiểm như Parvo, Care… ĐIều này là cực kỳ cần thiết khi mà tại Việt Nam, các loại bệnh ở chó thường xuyên diễn biến phức tạp.

Chó Shar Pei – Giống chó già “nhăn” nhất trên thế giới

Chó Shar Pei hay được gọi với cái tên thân quen là chó Sa Bì. Là một trong những giống chó nhăn nhất trên thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chó Sa Bì được nuôi để trông nhà. Chúng dễ thương và cực kỳ trung thành.

Chó Shar Pei gần như đã đi tới bờ vực tuyệt chủng vào những năm 1960. Sau một thời gian phát triển, chúng lại thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người yêu chó và được xem là thú cưng trong rất nhiều hộ gia đình. Chó Shar Pei luôn dễ thương bởi những nếp nhăn và có lẽ cũng vì đặc điểm này nên chúng được yêu quý tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Nguồn gốc của Chó Shar Pei

Chó Shar Pei là giống chó cổ đại có tổ tiên với giống chó Chow Chow.

Trong quá trình phát triển của mình, chó Sa Bì được nuôi với nhiều mục đích  khác nhau như trông nhà, chăn gia súc hoặc để chiến đấu chống lại thú dữ.Ít có ai biết được giống chó này đã từng phải trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn khi gần như bị xóa sổ khỏi quê hương.

Tuy nhiên, một vài cá thể còn sống sót tại Đài Loan và Hồng Kông đã giúp chó Sa Bì sống sót và tồn tại cho tới ngày nay.

Chó Shar Pei được đưa tới Mỹ và nhờ những cộng đồng yêu chó ở đây mà giống chó này nhanh chóng được cho sinh sản và số lượng của chúng nhanh chóng nhân lên gấp nhiều lần. Nhờ đó mà nguồn gen của chúng được bảo tồn và đa dạng hơn rất nhiều.

Chó Shar Pei được du nhập vào Việt Nam cách đây chỉ gần 10 -12 năm nhưng chúng thực sự đã gây ra sự tò mò cho những người nuôi chó.

Đặc điểm của Chó Shar Pei

Ngoại hình là điểm đặc biệt của giống chó này. Cơ thể to lớn với chiều cao tối đa lên tới 50cm và nặng tới 25kg khi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt.

Lớp da nhăn nheo và nhão nhoét khiến chúng có thể hạn chế những phát cắn hay tấn công của những giống chó khác. Đầu của chó Shar Pei vuông vắn và lưỡi màu xanh đen.

Bề ngoài chúng có thân hình đồ xộ và nặng nề nhưng thực chất chúng lại ưa vận động thích được đùa giỡn với chủ nhân.

Nuôi chó Shar Pei khó ở việc chăm sóc đôi mắt. Đôi mắt thường gặp phải căn bệnh mắt cụp và thường phải can thiệp bằng phẫu thuật. Nếu để lâu có thể ảnh hưởng tới nhãn cầu.

Đặc điểm tính cách chó Shar Pei

Có thể bạn thấy bên ngoài giống chó này có thân hình nặng nề và nhăn nheo nhưng tính cách của giống chó này cực kỳ thân thiện và gần gũi.

Chúng có thân hình giống với 1 vài nhân vật hoạt hình nổi tiếng trên mạng. Tuy nhiên, chó Shar Pei lại là giống chó cực kỳ thông minh và cảnh giác với người lạ và cực kỳ trung thành với chủ nhân. Những dấu hiệu bị trêu chọc hay nguy hiểm sẽ gây sự khó chịu cho chó Sa Bì.

Mặc dù thính giác và thị lực không tốt nhưng tinh thần cảnh giác của giống chó này không thua gì các giống chó canh gác nổi tiếng khác.

Có Shar Pei cực kỳ phàm ăn. Chúng có thể dễ dàng tăng cân nhanh, ăn mọi thứ dẫn tới tình trạng béo phì.  Vì vậy bạn cũng cần phải cho Sa Bì thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế tinh bột và các chất béo quá đà. Ngoài ra cần áp dụng cho chúng một chế độ tập luyện phù hợp để tránh các bệnh liên quan, nhất là bệnh béo phì.

Cách nuôi chó Shar Pei

Nếu bạn không muốn chó Shar Pei khó kiểm soát thì cần huấn luyện chúng ngay từ khi còn nhỏ để giúp chúng nghe lời và đưa chúng vào môt khuôn khổ tạo thành 1 thói quen. Chế độ dinh dưỡng nên hạn chế chất béo và tinh bột để tránh bị béo phì.

Một vấn đề quan trọng nữa chính là những nếp nhăn trên cơ thể của Sa Bì, chúng rất khó làm vệ sinh vì vậy bạn cần giữ khô ráo. Sau tắm cần giữ khô và lau sạch những vết nước thừa trên cơ thể để tránh nấm và các căn bệnh da liễu khác. Nên đưa chúng ra ngoài thường xuyên để giúp chúng không bị cuồng chân, không bị gò bó khi ở trong nhà quá lâu cũng là để giúp chúng không mắc các căn bệnh béo phì.

Mèo đốm gỉ – Loài mèo nhỏ nhất thế giới

Mèo đốm gỉ được biết đến là loài mèo nhỏ nhất thế giới, cực kì quý hiếm và hiện đang nằm trong danh sách những loài động vật nguy cấp có thể tuyệt chủng.

Mèo đốm gỉ tên khoa học là Prionailurus rubiginosus. Chúng là thành viên nhỏ nhất trong họ nhà Mèo, trông chả khác gì so với những chú mèo mướp thông thường mà chúng ta hằng thấy nhưng lại có kích thước tí hon rất nhiều.

Như các bạn đã thấy trong video, mèo đốm gỉ có kích thước vô cùng nhỏ nhắn và ngoại hình thực sự đáng yêu. Một con đực trưởng thành trông không khác gì một chú mèo con, thậm chí nếu bạn bế nó lên nó có thể nằm gọn trong lòng bàn tay của bạn.

Mèo đốm gỉ có kích thước dài từ 35 đến 48 cm với đuôi dài từ 15 dến 30 cm. Chúng chỉ nặng từ 0,9 đến 1,6 kg. Lông mèo ngắn có màu xám cùng những đốm gỉ trên lưng và hai bên sườn. Trong khi đó bụng dưới của chúng lại là màu trắng và điểm những đốm lớn tối màu hơn.

Thế nhưng, đừng để kích thước của chúng đánh lừa bạn nhé. Với hình dáng bé nhỏ chúng dễ dàng ẩn náu ở bất cứ đâu, thậm chí là dưới một chiếc lá.

Những con mèo này thường sống cô độc không đi theo bầy đàn. Tuy vậy chúng lại rất năng động và tinh nghịch. Dù là mèo hoang nhưng có một vài báo cáo về việc từ xa xưa đã có người nuôi chúng như thú cưng trong nhà và chúng cũng thể hiện tình cảm với họ vô cùng thắm thiết.

Đôi mắt của mèo đốm gỉ có thị lực gấp gần 6 lần so với mắt người. Đây là lợi thế giúp loài mèo này có thể tia thấy con mồi trong một thời gian ngắn và cũng giúp chúng khám phá thế giới rộng lớn xung quanh.

Mèo đốm gỉ thường sống ở Châu Á, chủ yếu được tìm thấy ở Ấn Độ và Sri Lanka và gần đây nhất chúng được phát hiện là có tồn tại ở Nepal. Chúng thường sống trong các khu rừng ẩm và khô nhưng cũng có thể sống sót ở các khu rừng rậm và đồng cỏ. Thậm chí là những nơi có đá cũng không thể làm khó được khả năng sinh tồn loài mèo này.

Những con mèo đốm hiện nay đã được liệt vào sách đỏ. Chúng nằm trong nhóm động vật quy hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nên được bảo vệ vô cùng cẩn thận bởi pháp luật và những hành vi buôn bán, trao đổi chúng đều là bất hợp pháp.

Chuyện vui chú mèo thích sống… hai mặt

Một gia đình Mexico gần đây phát hiện, con mèo cưng của họ đã sống một cuộc sống hai mặt. Nói cách khác, con mèo cưng này “lươn lẹo” để được làm thú cưng của cả hai gia đình không quen biết nhau.

Theo thông tin đăng tải, cô Mary Lore Barra, ở Tamaulipas, Mexico có nuôi một con mèo cưng tên là Pixi.

Mèo vốn có tính tự lập lại cao ngạo, nên khi Pixi ra ngoài một lúc lâu, cô Mary cũng thấy bình thường, không hề lo lắng.

Cô Mary vốn nghĩ Pixi ra ngoài đuổi chim, phơi nắng và phiêu lưu trên mái nhà trong dãy phố thế nhưng, chắc chắn Mary không thể tưởng tượng ra rằng, mèo cưng ranh mãnh của cô ra ngoài là để đến với một gia đình khác, cách đó vài dãy nhà, và trở thành thú cưng của gia đình này.

Cuộc sống hai mặt của Pixi chỉ vô tình lộ ra khi mới đây, chú mèo này trở về gia đình cô Mary với một chiếc vòng mới trên cổ.

Nghi ngờ có một gia đình khác cũng đang nuôi nấng Pixi, Mary đã viết một ghi chú và gắn nó lên vòng cổ của mèo cưng, chờ đợi xem điều gì xảy ra.

Chẳng ngờ, người chủ thứ hai của Pixi sau khi đọc được lời nhắn của cô Mary đã không khỏi bật cười và cho biết. Chú mèo Pixi đúng là hai mặt, tại gia đình này, chú ta có tên là Huarache.

Kể từ đó, Pixi/Huarache trở thành người đưa tin giữa hai gia đình. Cô Mary và người chủ thứ hai của mèo cưng liên tục chia sẻ những thông tin bằng các ghi chú được đính lên cổ mèo.

Họ phát hiện ra rằng, Pixi/Huarache thực sự không lấy gì làm xấu hổ khi chuyện sống hai mặt của mình bị lộ, ngược lại, chú ta đã trở nên công khai, bạo dạn hơn, thích sống dưới thân phận nào thì sống.

Cảm động câu chuyện chú chó không dám ngủ

Người chủ thắc mắc không hiểu sao chú chó không ngủ và lặng lẽ tìm hiểu, bí mật được hé lộ, lý do của con vật khiến cho trái tim của bất kỳ ai cũng nghẹn lại.

Câu chuyện về chú chó không ngủ và lý do đằng sau khiến cho trái tim của bất kỳ ai trong chúng ta cũng nghẹn lại khi nghe đến. Ai trong chúng ta cũng đều biết là động vật, nhất là loài chó là loài vật rất trung thành, đó là tình cảm thiêng liêng mà ai cũng phải rung động.

Chú chó được nhắc đến trong bài viết này được một gia đình nhận nuôi từ trung tâm chăm sóc động vật bị bỏ rơi. Khi đến với ngôi nhà mới, chú chó được tất cả các thành viên trong gia đình quan tâm, yêu thương, chăm sóc đặc biệt. Đó là một con chó dễ thương, thông minh, nhạy bén và hòa nhập rất nhanh với môi trường mới.

Chú chó luôn ngồi nhìn chủ ngủ như vậy, nó rất sợ khi ngủ dậy, sẽ không còn thấy chủ của mình nữa

Chú chó được gia đình chủ đưa đi dạo, chơi trò tìm kiếm trong công viên, dạy chơi trò chơi mỗi ngày. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ về chú chó làm cho người chủ mới cảm thấy khó lý giải, đó là tối nào cũng vậy, chú ngồi ngay cạnh giường ngủ của họ, nhìn chằm chằm vào họ cho đến lúc họ ngủ thiếp đi. Cho đến khi tỉnh giấc, chú chó vẫn ngồi đó và vẫn nhìn vào họ chằm chằm.

Chỉ sau một thời gian, ai cũng nhận ra chú chó chưa bao giờ ngủ, chỉ đôi khi ngủ gật với hai mắt khép hờ, chứ chưa hề thực sự ngủ kể từ khi được đón về.

Gia đình rất ngạc nhiên và lo lắng cho sức khỏe của con vật, họ đưa chú chó đến bác sỹ thú y. Sau khi kiểm tra kỹ càng, bác sỹ kết luận chú chó hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng do vẫn thắc mắc và muốn tìm hiểu về biểu hiện kỳ lạ của chú chó nên cả nhà quyết định tìm hiểu về quá khứ của người bạn nhỏ, họ quay lại trung tâm chăm sóc động vật bị bỏ rơi. Khi nghe hết câu chuyện, nhân viên trung tâm cho gia đình người chủ của chú chó biết một bí mật, nó khiến trái tim họ đau thắt lại.

Lúc nào chú cũng đưa mắt tìm chủ

Chủ cũ của chú chó vì một lý do nào đó đã quyết định đưa con vật đến trung tâm này. Họ đợi đến khi chú chó ngủ say rồi mang đến trung tâm và khi tỉnh dậy chú chó nhỏ đã không bao giờ còn được nhìn thấy người chủ cũ nữa. Đó có lẽ là lý do chú chó cứ nhìn chằm chằm vào gia đình người chủ, bất kể ngày hay đêm để mãi mãi không bị bỏ rơi.

Quá xúc động với tình cảm của chú chó, gia đình người chủ mới đã mang chỗ ngủ của chú chó vào đặt bên giường họ ngay khi vừa từ trung tâm trở về. Từ hôm hiểu được dụng ý của ông bà chủ tốt bụng, chú chó ngủ ngon lành trong phòng của những người chủ mới.

Câu chuyện của một con vật nhưng cũng đủ sức mạnh khiến cho trái tim của những ai sắt đá nhất cũng bùi ngùi, xúc động. Tuy là loài vật, nhưng cũng có những cảm xúc và tình cảm sâu sắc như con con người, cách phản ứng của chú chó chắc chắn khiến ai cũng phải giật mình suy ngẫm.

8 kinh nghiệm quý cho người mới nuôi mèo

Có một chú mèo xinh xắn dễ thương hẳn sẽ làm bạn cảm thấy thích thú, vui vẻ. Nhưng nếu không chú ý huấn luyện, chăm sóc ngay từ đầu, bạn sẽ lung túng và cảm thấy khó khăn với những chú mèo xinh xắn nhưng cũng tinh nghịch và vô cùng khó hiểu. Hãy khám phá những kinh nghiệm quý sau đây để nuôi và chăm sóc hoàng thượng thật tốt nhé!

1.Chọn nuôi mèo con đúng độ tuổi thích hợp

Mèo luôn là thú cưng được rất nhiều bạn yêu thích và muốn sở hữu một chú trong nhà nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi mèo con đúng nhất. Đừng vì quá mong muốn mà vội vàng trong việc bắt mèo về nuôi nhé, bởi nếu mèo chưa đạt đến độ tuổi phù hợp để tách mẹ thì bạn sẽ phải mất rất nhiều công sức cho việc chăm sóc nó, đấy là còn chưa kể đến chuyện sức đề kháng của nó yếu nên rất dễ mắc bệnh, thậm chí là chết vì không thể thích nghi với môi trường sống mới.

Do vậy, nếu muốn nuôi mèo, bạn nên bắt mèo con khi nó được khoảng 8 – 10 tuần tuổi, đã cai sữa mẹ và có thể tự ăn cơm bình thường được.

2. Kiểm tra sức khỏe của mèo trước khi nuôi

Rất muốn nuôi nhưng chắc hẳn bạn sẽ rất vất vả khi đem một chú mèo bị bệnh về chăm sóc. Ngoài việc chăm sóc mệt hơn, bạn còn phải đối diện với nguy cơ là các thành viên trong gia đình có thể bị lây nhiễm vi khuẩn, virus từ nó. Để kiểm tra sức khỏe của mèo con trước khi nhận nuôi, bạn nên đưa nó đến cơ sở thú y để làm các xét nghiệm, điều trị bệnh (nếu có), đồng thời tiêm ngừa để phòng các loại bệnh thường gặp khác ở thú cưng như bệnh bạch cầu, bệnh ký sinh trùng, suy giảm miễn dịch…

3. Bố trí một không gian an toàn trong nhà cho mèo con

Khi thay đổi môi trường sống, mèo con tỏ ra rất rụt rè và lo sợ trước mọi thứ xung quanh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bố trí sẵn một góc nhỏ kín đáo dành riêng cho nó, đặc biệt là khi trong nhà còn nuôi thêm các loài thú cưng khác như chó cảnh chẳng hạn. Cứ để như thế khoảng vài tuần, tự khắc mèo con sẽ tập làm quen và thích nghi dần với môi trường mới, lúc ấy, chú mèo đáng yêu của bạn sẽ rời “tổ” và tự tìm cho mình một chỗ nằm mà nó cảm thấy thích hơn.

912443616

4. Cách nuôi mèo con đúng là thả nó tự do trong nhà

Kinh nghiệm nuôi mèo là để mèo tự do làm quen và thích nghi với môi trường mới là cách nuôi mèo con giúp tránh những rắc rối “khó đỡ” về sau. Nếu ngay từ đầu bạn đã buộc và xích nó tại một chỗ cố định, chú mèo sẽ cảm thấy bị bó buộc, mất tự do, chậm chạp hơn, thậm chí là luôn căng thẳng, sợ hãi. Chính điều đó sẽ khiến cho mèo con khó khăn trong việc thích nghi với môi trường sống mới.

5. Tập cho mèo con sự quy củ và thói quen giờ giấc

Để việc chăm sóc và nuôi mèo đơn giản hơn, bạn cần phải tập luyện cho nó thói quen sống và sinh hoạt theo giờ giấc quy củ. Từ việc ăn uống lúc nào, ở đâu hay đi vệ sinh khi nào, ở đâu… cũng phải được tập luyện thành thói quen ngay từ khi mèo còn nhỏ.

6. Đưa mèo con đi khám thú y định kỳ

Mèo con không chỉ cần khám thú y lúc mới đem về nuôi và là trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển của nó. Bạn cần phải lên lịch khám và tiêm phòng định kỳ từ khoảng 2 – 3 tháng tuổi để mèo luôn khỏe mạnh, đồng thời giúp bảo vệ tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình nữa nhé. Đó chính là cách nuôi thú cưng nói chung và cách nuôi mèo con nói riêng của các bạn trẻ hiện đại ngày nay.

7. Chăm sóc mèo con với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bên cạnh việc chăm sóc thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho mèo con phát triển khỏe mạnh và ngày càng bụ bẫm, đáng yêu hơn. Trong giai đoạn trước khi bắt về nuôi (lúc 10 tuần tuổi), mèo con sẽ bú sữa mẹ trong vòng 1 tháng, sau đó kết hợp vừa bú sữa, vừa ăn thức ăn khô cho đến lúc 10 tuần tuổi thì cai sữa hoàn toàn. Sau khi bắt mèo về nuôi, bạn có thể cho nó ăn thức ăn khô mua tại các cửa hàng thú cưng, hay trong siêu thị. Bạn cho ăn tầm 3 lần trong ngày cho đến khi mèo đã lớn đến độ 3 – 6 tháng tuổi thì giảm xuống còn 2 lần trong ngày là được.

8. Tiếp xúc và tạo mối quan hệ thân thiết với mèo con

Để tạo mối quan hệ thân thiết với chú mèo, bạn cần phải tiếp xúc và làm thân với nó ngay từ khi còn nhỏ lúc mới bắt về được khoảng 1 – 2 tuần. Ở độ tuổi 10 – 12 tuần tuổi, mèo còn nhỏ nên dễ “bén hơi” với chủ hơn, còn nếu để mèo lớn hay bắt mèo về nuôi khi nó đã lớn thì nó sẽ khó có thể quấn người, thậm chí là vẫn giữ nguyên thói quen cũ và những tập tính hoang dã.

Mỗi người có những kinh nghiệm nuôi mèo khác nhau, nhưng để chúng có được cuộc sống thoải mái và tốt nhất thì trên là 8 lời khuyên dành cho những bạn bắt đầu nuôi mèo.

Chó có thể tìm ra lỗi trong phép tính đơn giản

Chó được xem là người bạn tốt nhất của con người và chúng thông minh hơn ta thường nghĩ. Cũng giống như trẻ em, chó tích luỹ những hiểu biết bằng cách quan sát và bắt chước những hành động của người.

Nhà tâm lý học động vật Mỹ, đồng thời là một chuyên gia về chó là Stanley Coren cho biết: “Người ta đã thống kê, một con chó trung bình có thể hiểu được 165 từ, đếm được tới 5 và tìm ra các lỗi trong các phép tính số học đơn giản. Về trí tuệ, chúng tương đương với một em bé từ 2 năm tới 2,5 năm tuổi”.

Nhóm các nhà nghiên cứu Viện HLKH Hungari do Josepf Topal đứng đầu qua những thí nghiệm, đã chứng minh cả chó và trẻ em đều hiểu và đáp ứng cả những ngôn ngữ không lời như ánh mắt và cử chỉ của chủ.

Cũng giống như trẻ em, chó tích luỹ những hiểu biết bằng cách quan sát và bắt chước những hành động của người. Bắt chước nhưng có chọn lọc, có nghĩa là chúng chỉ bắt chước và lặp lại những hành động cần thiết đối với chúng.

Các nhà khoa học Trường ĐH Vienna còn nhận thấy chó có ý thức về sự công bằng. Hai con chó cùng được huấn luyện một động tác và cùng được thưởng kẹo như nhau. Nhưng nhiều lần, được thưởng khác nhau, thì con được ít hơn cảm thấy “bị xúc phạm”, không nghe theo lệnh nữa.

Cũng có những trường hợp chó tỏ ra thua kém hẳn so với khỉ. Khi các nhà khoa học Đức thuộc Viên Max Planck làm thí nghiêm huấn luyện đồng thời khỉ và chó. Thực phẩm được thưởng cho chó và khỉ để vào hai hộp riêng. Sau đó, họ đổi chỗ hai chiếc hộp này.

Trong khi khỉ biết ngay hộp nào đựng thực phẩm cho mình, thì chó lại không hề biết rằng hộp của mình bị đổi chỗ. Các chuyên gia kết luận: Khả năng của chúng nằm trong lĩnh vực tri thức xã hội.

Call Now

Chat với Shop