Khoa học chứng minh mèo khoe mông vào mặt bạn thể hiện tình thương

Bạn có bao giờ để ý rằng đôi khi hoàng thượng nhà bạn thường xuyên ịn mông khoe đít về phía bạn không? Đấy là dấu hiệu của sự yêu thương!

Khoa học đã chứng minh, việc hít ngửi mông là một trong những cách giao tiếp của loài mèo. Vì không thể nói được nên lũ mòe sẽ giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vị trí của tai, đầu, đuôi và mông của chúng đều truyền tải một thông điệp đến những con mèo khác và cho cả các con sen nữa.

Hành vi đánh hơi mông và ngửi mông là bình thường giữa loài mèo và việc khoe  mông là một phần của cuộc nói chuyện. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi hoàng thượng nhảy lên đùi bạn trong một buổi chiều, đòi vuốt ve và sau đó quay lại ịn mông, khoe mông vào mặt bạn.

Khi 2 con mèo gặp nhau, chúng sẽ ngửi mặt và cổ của nhau như một kiểu “Xin chào”. Điều này giống như việc bạn gật đầu chào một người lạ trong cuộc gặp đầu tiên. Mèo sản xuất pheromone ở má báo hiệu tình bạn, vì vậy đánh hơi khu vực này có thể giúp làm dịu cảm giác hung hăng, đề phòng hoặc sợ hãi ở chúng.

Một khi chúng cảm thấy thoải mái với nhau, chúng bắt đầu tiến đến đánh hơi  ở sườn. Điều này có thể tương tự như cái bắt tay lịch sự “rất vui được gặp bạn” của chúng ta. Đây là khu vực lưu giữ mùi hương khi những con mèo khác cọ xát, chải chuốt nhau hoặc mùi hương từ bàn tay vuốt ve của con người. Vì vậy, nơi đây nói được khá nhiều điều về đối phương.

Bước cuối cùng là đánh hơi vùng hậu môn bên dưới chiếc đuôi dựng lên. Mùi hương đặc trưng của con mèo được tìm thấy ở đây. Những con mèo có thể không cần đánh hơi mặt hoặc sườn, nhưng việc ngửi đít gần như là 1 điều bắt buộc. Những con mèo giữ đuôi và không muốn bị đánh hơi có thể được so sánh với một người nhút nhát và e thẹn.

Một cái đuôi chỉa lên tương đương với câu báo hiệu “Tôi không phải là mối đe dọa.” Vì vậy, sự kết hợp của việc nâng đuôi và đánh hơi đít tương đương với một cái ôm nhiệt tình hoặc một nụ hôn trên má trong lời chào của chúng ta. Vậy khi hoàng thượng đưa đuôi vào mặt bạn, đừng vội đẩy nó ra. Chúng chỉ muốn nói xin chào và thể hiện tình yêu thương với bạn thôi, như kiểu ôm hôn ấy. Nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc chúng mong bạn hít ngửi hay đánh hơi chỗ ấy đâu

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể chữa khỏi hay không?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở mèo. Bệnh do virus gây ra và có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh, gây tử vong sau vài ngày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh do virus FPV gây ra, đây là loại virus cực kỳ cứng đầu khi đề kháng với các chất sát trùng mạnh như cloroform, acid, nhạy cảm với Clorox và tồn tại ở nhiệt độ tới 56 độ C trong 30 phút. ĐIều này đồng nghĩa với việc chúng ta không thể sử dụng các chất sát trùng nêu trên để loại bỏ loại vi khuẩn này.

Bệnh giảm bạch cầu ở lây truyền qua đường miệng của mèo. Bệnh tiến triển rất nhanh, bất thình lình với những triệu chứng nguy hiểm như mất nước bỏ ăn, nôn mửa dẫn tới tử vong cao nếu không được điều trị.

Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Ở giai đoạn nhẹ: Mèo vẫn nhanh nhẹn nhưng đi lại có biểu hiện loạng choạng, không còn giữ được thăng bằng, mặt lảo đảo, chậm chạp dần, miệng chảy dãi, có mùi khó chịu.

Ở giai đoạn nặng hơn: Bỏ ăn nôn ra dịch vàng có bọt, ỉa chảy lông tả tơi, miệng chảy dãi mạnh, mùi hôi và tanh. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở mèo con cao hơn rất nhiều. Mèo con có thể chết đột ngột mà không có dấu hiệu nào đi kèm, nếu có vài triệu chứng, chúng có thể tử vong sau 5 ngày mắc bệnh.

Giai đoạn cuối mèo bị tiêu chảy ra máu, không còn vận động và dẫn tới tử vong.

Cách chữa trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo mặc dù có tỷ lệ tử vong cao nhưng nếu tuân thủ lộ trình điều trị của bác sỹ và kiên trì thì tỷ lệ này sẽ giảm xuống, khả năng cứu sống mèo cũng cao hơn. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể mèo sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn từ đó miễn dịch với FPV vì vậy mục tiêu của việc điều trị chính là duy trì thể trạng và sức khỏe của mèo cho tới khi cơ thể chúng có thể tự sản sinh ra sức đề kháng.

Kháng thể thường sẽ xuất hiện sau 4 -5 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Do đó nếu được chăm sóc phù hợp trong 5-6 ngày thì mèo sẽ có cơ hội chữa khỏi rất cao. Với mèo tây: Do thể trạng yếu hơn so với mèo ta nên sẽ biểu hiện các triệu chứng rõ rệt ngược lại mèo ta khi phát bệnh thì thường đã ở giai đoạn cuối hoặc nguy kịch gần chết.

Khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, bạn nên đưa mèo tới ngay các cơ sở thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chỉ chậm 1-2 ngày tình trạng bệnh của mèo đã xấu đi rõ rệt.

Nếu nhà bạn không gần các cơ sở, bệnh viện thú y. Bạn có thể tham khảo cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo của Fanpage Hanoi Cattree Shop. Đây là bài viết chia sẻ khá hay khi chủ nhân đã cứu sống đàn mèo 16 con của mình bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên trì theo sát lộ trình điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Hiện nay cách phòng ngừa tốt nhất chính là tiêm phòng vắc-xin cho mèo. Trên thị trường có nhiều loại vắc-xin phòng ngừa 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất với mèo. Hiệu lực lên tới 2-3 năm tuy nhiên, các bạn cũng cần tiêm nhắc lại để đề phòng.

Tiêm vắc – xin cho mèo lần đầu tiên từ tuần thứ 8-10. 4 tuần sau bạn sẽ tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Mũi thứ 3 thường được khuyến khích sử dụng trong trường hợp mèo nhà bạn được nuôi dưỡng trong vùng dịch bệnh vào tuần tuổi thứ 16.

Chú ý:

Khi đón mèo về nhà mới cần cách ly với đàn mèo trong nhà 15-20 ngày

Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và khu vực nuôi mèo.

Một phần nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu xuất phát từ tập tính đi tìm bạn tình của mèo khi động dục vì vậy việc triệt sản cho mèo cái, thiến mèo đực được xem là một giải pháp giúp bạn có thể ngăn ngừa khả năng mắc bệnh của mèo.

Những loại cây cảnh gây hại cho mèo

Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy mèo hay đi tìm lá cây, cỏ để ăn, đó là khi nó muốn ói ra búi lông ở trong bụng, tuy nhiên, có những loại cây bạn không nên cho mèo tiếp cận vì nó chứa nhiều chất độc gây hại cho mèo.

Cách chăm sóc mèo luôn khỏe mạnh, ít bị ốm hay bệnh là câu hỏi của rất nhiều bạn yêu mèo. Đùa nghịch hoặc cắn phá mọi thứ đã là bản chất muôn thuở của thú cưng trong nhà đặc biệt là mèo. Đây là thói quen của mèo, lợi ích thì ít mà gây hại thì khá nhiều.

Mèo có thể cắn nát những thứ mà chúng bắt gặp được, thế nhưng không phải thứ gì mèo cưng cũng có thể cắn đâu nha, đặc biệt là những gia đình có sở thích trồng cây cảnh trong nhà và ở ngoài vườn thì càng khiến cho  thú cưng thích thú và muốn nghịch phá.

Nhưng các loài cây tưởng chừng như vô hại chỉ để chưng kiểng thế thôi thì lại ẩn chứa những chất độc hại cho tới kịch độc mà ta không hay biết. Sẽ rất đáng tiếc nếu thú cưng của bạn ăn phải chúng.

Sau đây là những loài cây mang chất độc trong mình mà khi bạn thấy thì tuyệt đối đừng để mèo cưng của bạn nhai hay cắn chúng nha!

Dạ yến thảo

Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng thực chất đây là hoa bìm bìm hay còn gọi là bìm bịp rất phổ biến tại đất nước ta. Loài cây thuộc họ khoai và rất được ưa thích làm cây cảnh trang trí trong nhà cũng như làm giàn hoa trên mái nhà.Nhưng điều ít ai biết là loài cây này chứa độc tố alkaloid lysergic gây ảo giác nhẹ, tiêu chảy, mất phương hướng cho động vật khi ăn phải. Nhìn nhỏ đẹp vậy thôi chứ gây ảo giác thì không phải dạng vừa đâu!

Hoa trúc đào

Chăm sóc mèo không khó nhưng bạn nên để mắt tới chúng, chó mèo là rất thích ăn bậy cắn bậy.  Đối với chó, mèo và ngựa thì cây trúc đào là một thứ cực kỳ đáng sợ, nó có thể gây suy tim cho các loài trên khi ăn phải, biểu hiện là mất thăng bằng, nhịp tim nhanh cũng như chảy rất nhiều nước bọt. Các Sen nhớ chú ý đừng để mèo cưng ăn phải loài hoa này nha! Mà không chỉ với chó mèo, loài cây này cũng rất độc với con người.

Hoa đỗ quyên

Một loài thực vật được rất nhiều gia đình ưa thích dùng làm cảnh nhưng nhớ là đừng để thú cưng của bạn ăn phải, nó có thể gây tê liệt khi ăn một lượng lớn. Cây trồng rất đẹp nhưng chống chỉ định để Boss lại gần đó đấy!

Kim ngân lượng

Một loại cây rất thích hợp để trang trí cho mùa lễ giáng sinh. Tuy nhiên khi ăn trên 20 quả của cây này có thể bị nôn mửa, tiêu chảy… Chỉ để trang trí thôi nhé, không được ăn nha!

Cây thông

Đó là một loại cây cực độc, người dân Mỹ rất sợ chúng vì nó có thể gây tử vong. Chất độc cicutoxin và cicutol có ảnh hưởng đến não và hệ thống thần kinh trung ương.Dấu hiệu cho thấy con vật cưng của bạn đã ăn phải các thực vật độc hại bao gồm khó thở, tim đập bất thường, giãn đồng tử, co giật và gây suy hô hấp dẫn đến tử vong. Nên tránh sử dụng các loại đồ chơi cho mèo bằng chất liệu gỗ thông.

Cây cà chua

Nghe có vẻ buồn cười đấy, tuy cà chua rất có ích cho con người nhưng đối với vật nuôi khi ăn phải cây cà chua sẽ tiết nước bọt rất nhiều, buồn ngủ và gây trầm cảm.

Cây chanh

Chanh rất tốt cho cơ thể chúng ta thế nhưng các loài động vật ít khi chịu đựng được lượng lớn axit trong chanh cũng như lá chanh, nó có thể gây hại cho mèo cưng của ban. Một số loại cát vệ sinh cho mèo được quảng cáo là có hương chanh tự nhiên, có thể khử mùi rất tốt. Tuy nhiên các loại cát có hương liệu có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe của mèo.

Hoa Lily

Hoa lily rất đẹp nhưng đối với mèo cưng nhà bạn thì không! Chỉ cần một chiếc lá hay một cánh hoa cũng đủ gây ngộ độc cho mèo vì thế hãy để mèo tránh xa loại hoa kiểng đẹp này nhé! Đặc biệt là với những giống mèo mặt ngắn như mèo Ba Tư, Exotic.

Trong bài viết này là những  loài thực vật phổ biến bạn hay trồng trong nhà, hãy chú ý với các loài cây tưởng chừng vô hại chỉ để làm kiểng nhưng nó có thể gây độc cho thú cưng nhà bạn đấy, tốt nhất đừng cho vật nuôi cắn phá các loài cây trong nhà vì không chừng trong loại cây đó mang độc tố gây hại cho chúng. Một vài thông tin có thể giúp bạn có thêm hiểu biết để phòng tránh và chăm sóc mèo cưng của bạn tốt nhất.

Cách hỗ trợ mèo chuyển dạ sắp sinh

Khi mèo mang thai tới tháng thứ 2, chúng bắt đầu chuyển dạ và có những thay đổi rõ rệt về tính cách trước đó. Nếu để ý kỹ một chút bạn sẽ thấy chúng xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt. Khi phát hiện ra 5 dấu hiệu này, bạn nên sẵn sàng vì mèo sẽ chuyển dạ trong vài ngày sau đó.

Dấu hiệu mèo sắp đẻ

Đây là một số dấu hiệu mèo sắp đẻ thường thấy khi sắp chuyển dạ.

  • Mèo lờ đờ, có dấu hiệu bồn chồn, luôn tìm nơi kín đáo để ẩn nấp. Nếu không muốn mèo đẻ lung tung trong nhà bạn nên chuẩn bị sẵn chiếc ổ cho mèo và hướng chúng vào đó.
  • Mèo bắt đầu liếm láp âm hộ và các khu vực trên cơ thể nhiều hơn thường ngày. Chúng sẽ vệ sinh cơ thể trước khi chuyển dạ.
  • Hay thở hổn hển và dáng đi chậm hơn. Thậm chí chúng có xu hướng rên nhiều hơn.
  • Thân nhiệt cơ thể giảm 1- 2 độ C
  • Ăn uống kém dần đi hoặc xuất hiện triệu chứng nôn.
  • Trường hợp mèo xuất hiện máu trước khi sinh là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, đưa mèo tới cơ sở thú ý là phương pháp tối ưu nhất.

Cần chuẩn bị những gì khi mèo sắp chuyển dạ

  • Khi phát hiện mèo có dấu hiệu có thai, cần theo dõi kỹ sức khỏe của mèo mẹ hoặc nếu tại khu vực có phòng khám thú y, bạn nên đưa mèo đi khám.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của mèo. Thường thì tới ngày từ khoảng 66 mèo sẽ bắt đầu chuyển dạ. Hãy cho mèo mẹ ăn thức ăn của mèo con từ giai đoạn ngày thứ 42 tới 66 để mèo con có thể phát triển tốt nhất.
  • Chuẩn bị sẵn sàng một cái tổ cho mèo, thường thì mèo sẽ chủ động lựa chọn nơi yên tĩnh và chuẩn bị mọi thứ trước khi chuyển dạ. Những địa điểm mèo mẹ lựa chọn là những nơi yên tĩnh, ít người qua lại, nơi khiến chúng cảm thấy an toàn và thư giãn. Hãy đặt cát vệ sinh xa khỏi khu vực tổ.
  • Vệ sinh tổ cho mèo mẹ, cắt bớt lông ở khu vực âm hộ và lông quanh khu vực vú mèo mẹ để dễ dàng khi mèo con bú.
  • Chuẩn bị khăn sạch và sữa bột để mèo con có thể bú.
  • Chú ý tới phần dịch nhầy mà mèo mẹ tiết ra có thể dự báo trước sức khỏe của mèo mẹ. Dịch màu xanh lá hơi vàng là báo hiệu nhiễm trùng tử cung, xanh nhạt là báo hiệu của tình trạng tách nhau thai. Cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ thú y.

Hỗ trợ trong quá trình mèo mẹ chuyển dạ

Phần lớn mèo mẹ đều có thể tự mình chuyển dạ mà không cần sự hỗ trợ giúp đỡ của bạn. Bạn chỉ nên đứng một góc kín và quan sát lặng lẽ đủ xa để mèo mẹ bình tĩnh và tập trung sinh con. Chỉ nên can thiệp khi cần thiết.

Khi nhận thấy những dấu hiệu mèo sắp đẻ như trên chúng tôi đã giới thiệu, bạn hãy nhanh chóng định hướng mèo vào tổ được dựng sẵn từ trước để dễ dàng theo dõi. Khi chuyển dạ chú ý nên gỡ hết các trang sức trên tay và sử dụng xà phòng tiệt trùng vi khuẩn để can thiệp khi cần thiết. Hãy nhớ để mèo tự thân vận động trong lúc sinh, bạn luôn quan tâm, quan sát và hỗ trợ khi cần thiết, một tiếng động nhẹ cũng khiến mèo mẹ hoang mang và bị stress.

Khi mèo chuyển dạ, bạn nên quan sát từ xa, giữ yên lặng, những tiếng động có thể gây ra cảm giác bất an cho mèo mẹ, con vật có thể chuyển tới chỗ sinh khác kín đáo hơn gây khó khăn cho việc theo dõi. Đảm bảo mèo mẹ liếm sạch từng chú mèo con, khi liếm, mèo mẹ sẽ làm vỡ màng ối để mèo con có thể hô hấp và cử động thoát ra ngoài.

Một số mèo mẹ lần đầu sinh sản sẽ quên đi bước này, bạn nên nhanh chóng vào can thiệp bằng cách phá vỡ màng ối và lau sạch người mèo con với khăn khô, đồng thời đặt lại ổ nhanh nhất có thể.

Kiểm tra nhau thai có còn xót lại trong cơ thể mèo mẹ không. Nếu còn cần nhanh chóng lấy ra nếu ko muốn mèo mẹ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên đừng cố kéo ra bởi dây rốn xé ra gây tử vong cho mèo mẹ ngay lập tức. Thường thì nhau thai sẽ được mèo mẹ ăn ngay khi sau khi sinh mèo con, đây là nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt giúp mèo có thể hồi phục nhanh chóng.

Hãy để mèo mẹ tự cắn dây rốn của mình. Nếu mèo không làm hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y để nhận được lời khuyên tốt nhất. Đừng cố gắng tác động nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo mẹ.

Chú ý sau khi sinh với mèo mẹ

Để mèo con bú mẹ càng sớm càng tốt bởi thời điểm này là khoảng thời gian sữa non dồi dào nhất. Nguồn sữa này sẽ giúp mèo con phát triển tốt nhất.

Chăm sóc mèo con khi mèo mẹ có dấu hiệu mệt mỏi và không tự mình chăm sóc con.

Cho mèo mẹ sử dụng các thức ăn dinh dưỡng để hồi phục thể lực sau lần chuyển dạ.

Mọi thông tin dưới đây đều được Sưu tầm và chia sẻ theo kinh nghiệm của bản thân. VÌ vậy để đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khỏe cho mèo mẹ, hãy tham khảo các bác sĩ thú y và những người có kinh nghiệm khác.

8 kinh nghiệm quý cho người mới nuôi mèo

Có một chú mèo xinh xắn dễ thương hẳn sẽ làm bạn cảm thấy thích thú, vui vẻ. Nhưng nếu không chú ý huấn luyện, chăm sóc ngay từ đầu, bạn sẽ lung túng và cảm thấy khó khăn với những chú mèo xinh xắn nhưng cũng tinh nghịch và vô cùng khó hiểu. Hãy khám phá những kinh nghiệm quý sau đây để nuôi và chăm sóc hoàng thượng thật tốt nhé!

1.Chọn nuôi mèo con đúng độ tuổi thích hợp

Mèo luôn là thú cưng được rất nhiều bạn yêu thích và muốn sở hữu một chú trong nhà nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi mèo con đúng nhất. Đừng vì quá mong muốn mà vội vàng trong việc bắt mèo về nuôi nhé, bởi nếu mèo chưa đạt đến độ tuổi phù hợp để tách mẹ thì bạn sẽ phải mất rất nhiều công sức cho việc chăm sóc nó, đấy là còn chưa kể đến chuyện sức đề kháng của nó yếu nên rất dễ mắc bệnh, thậm chí là chết vì không thể thích nghi với môi trường sống mới.

Do vậy, nếu muốn nuôi mèo, bạn nên bắt mèo con khi nó được khoảng 8 – 10 tuần tuổi, đã cai sữa mẹ và có thể tự ăn cơm bình thường được.

2. Kiểm tra sức khỏe của mèo trước khi nuôi

Rất muốn nuôi nhưng chắc hẳn bạn sẽ rất vất vả khi đem một chú mèo bị bệnh về chăm sóc. Ngoài việc chăm sóc mệt hơn, bạn còn phải đối diện với nguy cơ là các thành viên trong gia đình có thể bị lây nhiễm vi khuẩn, virus từ nó. Để kiểm tra sức khỏe của mèo con trước khi nhận nuôi, bạn nên đưa nó đến cơ sở thú y để làm các xét nghiệm, điều trị bệnh (nếu có), đồng thời tiêm ngừa để phòng các loại bệnh thường gặp khác ở thú cưng như bệnh bạch cầu, bệnh ký sinh trùng, suy giảm miễn dịch…

3. Bố trí một không gian an toàn trong nhà cho mèo con

Khi thay đổi môi trường sống, mèo con tỏ ra rất rụt rè và lo sợ trước mọi thứ xung quanh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bố trí sẵn một góc nhỏ kín đáo dành riêng cho nó, đặc biệt là khi trong nhà còn nuôi thêm các loài thú cưng khác như chó cảnh chẳng hạn. Cứ để như thế khoảng vài tuần, tự khắc mèo con sẽ tập làm quen và thích nghi dần với môi trường mới, lúc ấy, chú mèo đáng yêu của bạn sẽ rời “tổ” và tự tìm cho mình một chỗ nằm mà nó cảm thấy thích hơn.

912443616

4. Cách nuôi mèo con đúng là thả nó tự do trong nhà

Kinh nghiệm nuôi mèo là để mèo tự do làm quen và thích nghi với môi trường mới là cách nuôi mèo con giúp tránh những rắc rối “khó đỡ” về sau. Nếu ngay từ đầu bạn đã buộc và xích nó tại một chỗ cố định, chú mèo sẽ cảm thấy bị bó buộc, mất tự do, chậm chạp hơn, thậm chí là luôn căng thẳng, sợ hãi. Chính điều đó sẽ khiến cho mèo con khó khăn trong việc thích nghi với môi trường sống mới.

5. Tập cho mèo con sự quy củ và thói quen giờ giấc

Để việc chăm sóc và nuôi mèo đơn giản hơn, bạn cần phải tập luyện cho nó thói quen sống và sinh hoạt theo giờ giấc quy củ. Từ việc ăn uống lúc nào, ở đâu hay đi vệ sinh khi nào, ở đâu… cũng phải được tập luyện thành thói quen ngay từ khi mèo còn nhỏ.

6. Đưa mèo con đi khám thú y định kỳ

Mèo con không chỉ cần khám thú y lúc mới đem về nuôi và là trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển của nó. Bạn cần phải lên lịch khám và tiêm phòng định kỳ từ khoảng 2 – 3 tháng tuổi để mèo luôn khỏe mạnh, đồng thời giúp bảo vệ tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình nữa nhé. Đó chính là cách nuôi thú cưng nói chung và cách nuôi mèo con nói riêng của các bạn trẻ hiện đại ngày nay.

7. Chăm sóc mèo con với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bên cạnh việc chăm sóc thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho mèo con phát triển khỏe mạnh và ngày càng bụ bẫm, đáng yêu hơn. Trong giai đoạn trước khi bắt về nuôi (lúc 10 tuần tuổi), mèo con sẽ bú sữa mẹ trong vòng 1 tháng, sau đó kết hợp vừa bú sữa, vừa ăn thức ăn khô cho đến lúc 10 tuần tuổi thì cai sữa hoàn toàn. Sau khi bắt mèo về nuôi, bạn có thể cho nó ăn thức ăn khô mua tại các cửa hàng thú cưng, hay trong siêu thị. Bạn cho ăn tầm 3 lần trong ngày cho đến khi mèo đã lớn đến độ 3 – 6 tháng tuổi thì giảm xuống còn 2 lần trong ngày là được.

8. Tiếp xúc và tạo mối quan hệ thân thiết với mèo con

Để tạo mối quan hệ thân thiết với chú mèo, bạn cần phải tiếp xúc và làm thân với nó ngay từ khi còn nhỏ lúc mới bắt về được khoảng 1 – 2 tuần. Ở độ tuổi 10 – 12 tuần tuổi, mèo còn nhỏ nên dễ “bén hơi” với chủ hơn, còn nếu để mèo lớn hay bắt mèo về nuôi khi nó đã lớn thì nó sẽ khó có thể quấn người, thậm chí là vẫn giữ nguyên thói quen cũ và những tập tính hoang dã.

Mỗi người có những kinh nghiệm nuôi mèo khác nhau, nhưng để chúng có được cuộc sống thoải mái và tốt nhất thì trên là 8 lời khuyên dành cho những bạn bắt đầu nuôi mèo.

Vì sao bạn cần nên tập đi bộ cho mèo?

Hầu hết các bác sĩ thú y và các trại động vật khuyên rằng không nên thả mèo ra ngoài. Tuy nhiên nếu được, bạn hãy tập cho mèo đi bộ, có rất nhiều ích lợi đấy!

Không biết dựa vào đâu mà nhiều nơi cho rằng, con sen không nên cho boss đi bộ. Thoạt nghe có vẻ nực cười, nhưng nếu làm được việc này, bạn sẽ tha hồ đưa chú mèo cưng của mình đi dạo chơi bất cứ đâu, mà không sợ bé thoát ra khỏi tầm kiểm soát và gặp nguy hiểm nữa. Bởi mèo là loài vật hiếu động và nhạy cảm, chỉ cần một thứ âm thanh hoặc hoạt động nào đó bất ngờ là chúng đã bị giật mình, và chạy vụt đi ngay lập tức. Tập đi bộ cho mèo, vừa là cách bạn quản lý được mèo cưng của mình, nhất là khi ở ngoài đường, cũng vừa có thể giúp cho mối quan hệ giữa chủ nuôi và thú cưng thêm gần gũi và thân thiện hơn.

Hầu hết các bác sĩ thú y và các trại động vật khuyên rằng không nên thả mèo ra ngoài. Những con mèo khác, xe cộ và rất nhiều các tai họa có thể xảy đến với chú mèo đáng yêu của bạn. Cuộc sống trong căn nhà bạn đối với mèo đã là quá mức “vương giả” rồi, nhưng nếu chúng có một khoảng không gian tự nhiên nữa để vui chơi, chạy nhảy và hít thở khí trời, thì chắc chắn sẽ tốt hơn nữa. Có một cách tốt nhất để bạn kết hợp một cách an toàn cả hai thế giới ấy của mèo để chúng có thể trải nghiệm những giây phút thỏa thuê ở ngoài trời mà không cần phải chú ý đến các yếu tố nguy cơ, đó là sự cần thiết của một sợi dây xích nhỏ, một dây đai và sự kiên trì của bạn. Để tập cho một chú mèo có thói quen đi bộ với dây chắc chắn là một thử thách khá lớn, nhưng cũng không phải là chúng ta không làm được, phải không nào?

Bắt đầu từ khi mèo còn nhỏ: Mèo con sẽ dễ dàng tiếp thu những cái mới hơn mèo lớn tuổi. Tất nhiên không phải lúc nào cũng vậy, một số mèo lớn vẫn biết nghe lời và học hỏi rất nhanh.

Chọn dây đai lưng phù hợp: đai này phải vừa vặn, mềm mại và được tra sát vào phần thân của mèo, chứ không phải ở cổ.

Giúp mèo làm quen với dây đai: Không nên bắt nó phải phục tùng ngay lập tức, mà hãy để nó làm quen từ từ trong một vài ngày. Hãy để mèo của bạn ngửi thấy mùi sợi dây. Đây là một mẹo tốt: đặt dây xích và dây đai ngay bên cạnh thức ăn của mèo trong vài ngày để chúng làm quen với mùi của dây.

Trước khi bạn đeo dây đai vào thân mèo, hãy giả vờ như bạn đang làm điều đó trước. Nên nhẹ nhàng, thân thiện với chúng. Bạn từ từ nhấc hai bàn chân trước của chúng lên, tra vào dây đai và gài lại. Nên vuốt ve chúng thêm một chút, để chúng vẫn cảm thấy mình được an toàn.

Và bây giờ là cần thời gian. Mỗi khi muốn tập luyện cho chúng, bạn đeo dây đai vào. Điều chỉnh sao cho vừa sát với thân mèo bởi nếu quá chật, chúng sẽ bị đau và nếu quá rộng thì dây ssai sẽ bị tuột ra mất. Bạn cũng cần phải đính vào đai một sợi xích nhỏ, và thử để chúng chạy xung quanh phòng hoặc khoảng không gian trống, nơi mà dây xích không bị vướng lại. Khi chúng đã có vẻ quen với sự hiện diện của đai và xích trên cơ thể mình, bạn hãy nắm lấy sợi xích, và nhẹ nhàng dẫn chúng đi ra xung quanh. Ban đầu hãy đi theo đến bất cứ chỗ nào chúng muốn dẫn bạn đi, nhưng dần dần bạn cần kết hợp với sự hướng dẫn của mình, việc này đặc biệt quan trọng, nhất là khi bạn có ý định đưa chúng ra dạo chơi ngoài trời. Điều này có thể sẽ làm tốn nhiều thời gian của bạn, nhưng lại nếu thành công sẽ mang lại nhiều điều thú vị bất ngờ cho cả bạn và chú mèo cưng.

Giờ thì đi ra ngoài và ngắm lại thành quả của mình thôi nào. Thế này nhé, bạn chọn gì trong ba con mèo: một mèo luôn cảm thấy sợ hãi và đề phòng tất cả những thứ ở chỗ xa lạ; một con mèo chỉ ở trong nhà chẳng biết nên làm gì với thế giới bên ngoài và có vẻ thụ động, thiếu lanh lợi; và một con mèo được tập luyện và hướng dẫn bài bản khi ở ngoài trời, luôn sẵn sàng chạy nhảy, nhưng vẫn ngoan ngoãn trong khuôn khổ. Hãy kiên trì một chút, bạn giúp cho chú mèo cưng đáng yêu của mình có được những phút giây thư giãn, tự do chạy nhảy mà không cần phải lo ngại chúng phải gặp nguy hiểm như trước đây nữa. Chúc bạn thành công!

Úc khuyến khích nhân viên nghỉ phép về chăm thú cưng bị bệnh

Vì phần trăm người nuôi thú cưng ở Úc rất cao nên việc chăm sóc các em chó mèo cưng cũng vô cùng quan trọng.

Động thái này đã nhận được sự ủng hộ của công đoàn tại bang Victoria, nơi một số công ty đều dành sự quan tâm cho vật nuôi và mong muốn những chính sách chăm lo cho thú cưng tốt hơn. Úc là một trong những quốc gia có tỷ lệ sở hữu thú cưng cao nhất thế giới với 62% hộ gia đình có các thành viên động vật.

Hiệp hội Hoàng gia phòng chống hành vi tàn ác đối với động vật (RSPCA) ước tính mỗi 100 người tại Úc sẽ trung bình sở hữu 20 con chó và 16 con mèo. Số thú cưng sinh sống tại bang New South Wales và Victoria chiếm 60% tổng số thú cưng ở Úc.

Hội đồng thương mại Victoria cũng ủng hộ việc thúc đẩy quy định nghỉ phép để chăm sóc thú cưng bệnh hoặc thực hiện các thủ tục an táng thú cưng, vì đây cũng là việc rất quan trọng đối với những người nuôi thú cưng trên toàn nước Úc.

Thư ký Luke Hilakari tuyên bố với Daily Mail Úc: “Là công đoàn, chúng tôi luôn đoàn kết để hỗ trợ những người đang làm việc để đấu tranh cho những thứ quan trọng với họ. Đối với nhiều người, thú cưng là những người thân yêu và nếu mất chúng, họ cũng sẽ đau buồn và suy sụp. Chúng tôi hiểu lý do vì sao một số người sẽ cần thời gian để bình phục sau khi mất thú cưng và các ông chủ nên thể hiện lòng trắc ẩn đối với đời sống tinh thần của nhân viên”.

Công ty công nghệ giáo dục tại Melbourne Verso Learning đã trở thành văn phòng đầu tiên ở Úc cho phép các nhân viên được nghỉ phép khi thú cưng của họ bị bệnh hoặc mất. Chính sách này sẽ bao gồm hai ngày nghỉ phép để chăm sóc thú cưng, 5 ngày để chăm thú cưng bệnh hoặc bị thương và 2 ngày để giúp chó mèo chuyển đến nhà mới.

Giám đốc điều hành Verso Learning, Colin Wood cũng bày tỏ quan điểm: “Nhiều nhân viên của chúng tôi coi thú cưng như người thân, họ cũng đau khổ nếu thú cưng chết hoặc bị thương. Chính sách mới sẽ giúp họ không cần lo lắng về công việc vào thời điểm vốn khó khăn và căng thẳng đối với họ”.

Chính sách mới nhận được rất nhiều sự ủng hộ và cảm kích từ phía công dân nước Úc. Vốn chăm sóc thú cưng đã không dễ dàng nên khi công việc bận rộn thì càng khiến mọi thứ khó khăn hơn. Nếu họ thật sự được nghỉ phép để chăm sóc thú cưng, tin rằng cuộc sống của người Úc sẽ ngày càng hạnh phúc hơn.

Những điều thú vị đặc biệt về mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết!

1. Khả năng ghi nhớ đường đi dù không được nhìn thấy

Loài mèo có thể không cần quan sát kỹ và ghi nhận con đường vào trí nhớ khi rời khỏi nhà mà sau đó chúng vẫn trở về “mái nhà xưa” một cách bình thường!

Mèo nhìn thấy được bề mặt bao phủ bởi một mạng năng lượng do các trường địa từ phát ra từ mặt đất. Trường địa – từ này giống như tấm thảm với các hoa văn rắc rối. Một số nhân vật ngoại cảm nói rằng, đây là một mạng được sắp đặt rất ngăn nắp tựa như tổ ong.

Số người khác cho rằng bề mặt trái đất được kẻ thành các ô vuông; và cũng không loại trừ trường hợp cũng có những đường song song đôi khi cắt ngang các khu vực lân cận. Các nhà động vật học tin rằng, loài ếch, thằn lằn, cá heo mỏ và chắc chắn cả loài mèo đều có năng lực tự định hướng rất tốt với sự hỗ trợ của mạng nói trên.

Ngày xưa, con người thường hoài nghi trước những phóng sự báo chí kể rằng, mèo có thể trở về nhà cho dù trước đó bị bắt đi khỏi nhà đến hàng trăm kílômét! Ví dụ, con mèo mang tên Sugar ở California đã phóng khỏi xe chủ nhân trong một chuyến du lịch rồi mất tích; nhưng sau đó 1 năm Sugar đã tìm được đường trở về “mái nhà xưa” qua một khoảng cách lên đến… 2.400 km!

Trường hợp khác, con mèo mun tên gọi Suti đã cùng với nữ chủ nhân dọn đến một căn nhà mới, song có lẽ do không khoái chỗ ở mới nên Suti đã quyết định phải quay về căn nhà cũ. Điều kỳ diệu là sau 5 tháng vượt quãng đường bộ dài trên 150 km, con Suti đã đặt chân đến “cố hương” của nó!

Ngày nay, các nhà khoa học đã đạt được các tiến bộ rất lớn trong nghiên cứu và khám phá bí ẩn của thế giới loài mèo. Ký ức thị giác của mèo là rất tuyệt vời song chúng chỉ sử dụng khả năng này để tìm đường về nhà trong các khoảng cách ngắn, tại khu vực chúng sinh sống.

Một khi ký ức thị giác tỏ ra bất lực, mèo ta sẽ được dẫn đường bởi mạng địa – từ trên bề mặt trái đất. Điều lý thú là loài mèo không cần phải nhìn con đường để ghi nhận vào ký ức khi chúng rời khỏi căn nhà. Một con mèo có khả năng nhớ con đường một cách dễ dàng ngay cả khi nó bị nhốt trong một cái túi trong lúc di chuyển đến một nơi nào đó cách nhà rất xa.

2. Trèo cao và ngã

Đa số các giống mèo đều thích trèo cao hay ngồi ở các vị trí cao. Các nhà nghiên cứu hành vi động vật đã đưa ra một số giải thích điều này, thông thường nhất là, “độ cao khiến mèo có điểm quan sát tốt hơn. Từ vị trí đó, chúng có thể giám sát vương quốc của mình và biết mọi hoạt động của con người cũng như các con vật khác. Trong môi trường hoang dã, một vị trí trên cao cũng được dùng làm nơi ẩn mình để săn mồi.” Vì thế độ cao cũng có thể mang lại cho mèo cảm giác an toàn và uy thế.

Khi rơi, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp.Khả năng này được gọi là “phản xạ thăng bằng”. Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Vì thế, những cú ngã từ trên cao (nhiều tầng) ít gây nguy hiểm hơn những cú ngã từ độ cao chỉ vài mét. Nhiều trường hợp đã được ghi nhận cho thấy những chú mèo ngã từ độ cao lớn (5 đến 10 tầng) vẫn sống sót, bình yên vô sự. Một số giống không có đuôi nên không có khả năng lấy lại thăng bằng này, bởi vì mèo quật đuôi và dựa trên mômen động lượng để lấy thăng bằng chuẩn bị tiếp đất.

3. Các giác quan nhạy bén

Trong khá nhiều nghiên cứu được các nhà khoa học tiến hành đối với loài mèo, các giác quan của loài mèo nói chung chẳng hạn như mắt mèo, ria mèo… được đặc biệt chú ý.

Có khá nhiều điều thú vị về mắt của loài mèo. Mắt của chúng có khả năng siêu việt hơn nhiều so với mắt của con người. Đồng tử mắt mèo có thể thay đổi tới 3 lần trong ngày để thích nghi với sự thay đổi của ánh sáng. Khi ánh sáng mạnh chiếu vào, đồng tử của mắt mèo chỉ là một đường kẻ mỏng. Vào buổi sáng, đồng tử mở lớn hơn một chút, nhưng khi trời tối hẳn, đồng tử mắt mèo có thể mở rộng và tròn hết cỡ, do đó mèo có thể nhìn thấy rõ mọi thứ trong đêm tối.

Ngoài ra, một số giác quan khác của chúng cũng khá phát triển, bộ ria có tác dụng như một bộ phận giữ thăng bằng và giúp cho mèo nhận biết những vật cản xung quanh một cách dễ dàng, lông mèo có chứa một số thành phần mà khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (mèo hay sưởi nắng) sẽ tạo ra vitamin D, do đó mèo thường liếm lông để bổ sung vitamin D cho cơ thể…

Mèo rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu và các tác động không dễ nhận thấy của môi trường xung quanh chúng. Vào một số thời điểm, chẳng hạn như đêm trăng tròn, mèo thường có những biểu hiện khá kỳ lạ. Chúng trở nên hung dữ hơn và thường dễ tấn công mọi thứ xung quanh. Tại Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia khác, để đề phòng trường hợp mèo hoang tấn công gây thương tích cho con người, trong những đêm trăng tròn, lực lượng cảnh sát thường xuyên phải tăng cường tuần tra, kiểm soát.

Scottish Fold ” Nyaa ” wearing a cat hair cap ,10 February 2018 .Satoko Kawasaki . cat hair cap .

4. Sống tự lập

Với khả năng leo trèo và ẩn mình cũng như săn mồi. Một con mèo có thể sống tự lập không phụ thuộc vào sự chăm sóc của con người hơn các động vật khác như chó, lợn…

Ngoài ra một số con mèo dù được chăm sóc trong điều kiện tốt chúng vẫn có thể bỏ đi để sống cuộc sống tự do trở thành mèo hoang.

Loài mèo gắn bó với con người từ rất lâu tuy nhiên chúng còn rất nhiều điều bí ẩn. Có những trường hợp mèo đặc biệt dự đoán được cái chết, dự đoán được nguy hiểm cho chủ nhân. Vì vậy để tìm hiểu thêm các bạn có thể trực tiếp nuôi một chú mèo trong gia đình. Ngoài ra khi nhìn thấy một chú mèo hoặc hình ảnh về loài mèo bạn sẽ có được cảm giác yên bình và nhẹ nhõm.

Thật bất ngờ, mèo cũng biết “đánh rắm” đấy nhé!

Theo một vài nghiên cứu gần đây, mèo là loại động vật biết đánh rắm(xì hơi), và rắm của nó đôi khi còn to và thum thủm hơn cả người.

Trong đêm khuya thanh tịnh, căn phòng chỉ có bạn và boss; đột nhiên, 1 tiếng “bủm” rõ to phát lên đi kèm với mùi thum thủm. Bạn tự nhủ với lòng “Quái lạ, mình có xì hơi đâu ta, mà trong phòng này chỉ có 2 đứa”. Bạn quay qua nhìn boss với ánh mắt đầy dò xét, có lẽ nào… Vâng! Chính xác rồi đấy, hoàng thượng là đứa đã thả bom và điều này là hoàn toàn bình thường nhé!

Điều này có lẽ hơi lạ lẫm với bạn nhưng nó là một thực tế của cuộc sống: Mèo cũng đánh rắm (xì hơi) như con người mà thôi.

1. Tại sao mèo đánh rắm?

Mèo có đánh rắm không? Câu trả lời là mèo có đánh rắm. Một số hoàng thượng thả bom trong thinh lặng và gần như không mùi, trong khi có những bạn mèo khác thì lại đánh rắm thối hơn và to hơn. Cũng giống như các động vật khác, nếu một con mèo có khí ở trong ruột, nó sẽ bị trục xuất bằng việc đánh rắm.

Nguyên nhân của sự tích tụ khí và dẫn đến việc thả bom có thể là:

Mèo của bạn có thể ăn quá nhanh và nuốt luôn cả không khí trong quá trình này, khí hình thành

Các ký sinh trùng ở trong đường ruột của mèo

Rối loạn dạ dày hoặc rối loạn của ruột non

Chế độ ăn nhiều chất xơ hoặc quá nhiều chất béo, gây khó tiêu và chướng bụng đầy hơi

Thực phẩm có gia vị trong đó hoặc có chứa các thành phần khó tiêu hóa như các loại đậu

Chất lactose có trong sữa

May mắn thay, đây là các yếu tố có thể dễ dàng khắc phục được để giúp hoàng thượng không còn đầy hơi khó tiêu.

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Việc thay đổi chế độ ăn của mèo có thể giúp giải quyết các vấn đề về đầ hơi chướng bụng của mòe (mèo)

a. Thay đổi thức ăn

Hãy tham khảo bác sĩ thú y về thức ăn tốt nhất cho mèo hay đánh rắm. Thức ăn ít chất xơ, chất lượng cao, dễ tiêu hóa là một sự lựa chọn tối ưu. Một số con mèo có thể bị dị ứng và không dung nạp được thức ăn. Một vài loại protein không gây khó chịu cho dạ dày của mèo như các loại protein khác. Vì vậy, bạn có thể làm giảm khí trong ruột mèo mèo bằng cách thay đổi protein trong thức ăn của nó, chẳng hạn như thay đổi từ thịt gà và cơm sang cá và khoai lang.

Nếu bạn quyết định thay đổi thức ăn cho mèo, đừng làm tất cả cùng một lúc vì thay đổi chế độ ăn đột ngột có thể gây khó chịu hơn cho dạ dày. Hãy bắt đầu bằng cách cho mèo ăn 80% thức ăn cũ cộng với 20% thức ăn mới. Sau đó, tăng dần lượng thức ăn mới và giảm lượng thức ăn cũ. Quá trình thay đổi chế độ ăn uống của hoàng thượng nên mất một đến hai tuần.

b. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ

Bạn cũng có thể thử chia nhỏ bữa ăn của lũ mèo thành những bữa nhỏ hơn trong ngày để cải thiện khả năng tiêu hóa. Nếu con mèo của bạn phải tranh ăn với những con mèo khác thì rất có thể nó đang nuốt mà không thèm nhai. Hãy thử tách con mèo hay đánh rắm ra khỏi những con mèo khác trong giờ ăn để nó có thể thư giãn và ăn từ tốn hơn.

3. Nhờ sự hỗ trợ từ thú y

Việc tự mình tìm ra nguyên nhân chính xác gây khí trong ruột mèo có thể thành công hoặc thất bại. Nếu như bạn đã tìm đủ mọi cách mà hoàng thượng nhà bạn vẫn không giảm cơn đau dạ dày và đầy hơi, thì đã đến lúc bạn nhờ sự trợ giúp của bác sỹ.

Bác sĩ thú y sẽ lấy các thông tin về loại thức ăn mà hoàng thượng ăn. Họ cũng sẽ kiểm tra thể chất xem vấn đề về thể chất có gây ra tình trạng đầy hơi chướng khí hay không. Nếu không thể chẩn đoán theo cách thông thường, các bác sỹ có thể đề nghị thực hiện chẩn đoán bổ sung như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm nước tiểu và thậm chí chụp X-quang bụng mèo.

4. Các triệu chứng nguy hiểm

Thông thường, nếu hoàng thượng có một chút khí thì điều này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu con mèo của bạn có một số triệu chứng nhất định dưới đây, đã tới lúc bạn cần để ý tới chúng nhiều hơn.

Bụng sôi ùng ục đến nỗi bạn có thể nghe thấy rõ

Ói mửa

Tiêu chảy

Đau khi bạn chạm vào bụng

Bỏ ăn, giảm hoặc mất cảm giác ngon miệng

Chảy nước dãi quá mức

Máu trong phân

Quét mông trên sàn nhà

Đây là những triệu chứng báo hiệu mèo của bạn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng như tắc nghẽn đường ruột, vi rút, và ký sinh trùng… Vì vậy, nếu lũ mèo có những triệu chứng này, hãy đem chúng tới bác sĩ thú y.

Nấm Mèo dịch từ Cuteness

Răng mèo có thể bị mất vĩnh viễn nếu bạn không chăm sóc kỹ

Không chỉ riêng gì sức khỏe, răng miệng của mèo cũng cần phải chăm sóc kỹ, vì chúng không thể trồng lại răng giả như con người chúng ta nếu chẳng may bị rụng răng.

1.Mèo có 30 răng vĩnh viễn và 26 răng sữa, ít hơn nhiều so với cả chó và người.

2. Đếm số răng là một trong những cách tốt nhất để biết được số tuổi của mèo con. Răng cửa nhỏ xíu và răng nanh bắt đầu mọc ra khi 2-4 tuần tuổi. Răng vĩnh viễn xuất hiện vào khoảng 3-4 tháng tuổi, và đầy đủ các răng vào khoảng 6-7 tháng.

3. Đôi khi mèo không bị mất răng sữa, tình trạng này được gọi là giữ lại răng bị rụng. Điều này có thể khiến răng vĩnh viễn mọc ở những vị trí bất thường, do đó, một chiếc răng sữa phải được phẫu thuật cắt bỏ ngay khi răng vĩnh viễn bắt đầu đẩy qua nướu.

4. Mỗi ​​chiếc răng của mèo đóng một vai trò cụ thể: răng cửa chủ yếu được sử dụng để chải chuốt (loại bỏ bọ chét và mảnh vụn, mớ lông và đám lông bị mờ), trong khi răng nanh dùng để ngoạm (đồ vật và con vật) và giết con mồi. Răng nanh và răng hàm dùng để xé và cắt thịt.

5. Mèo không bị sâu răng như chúng ta, mà thay vào đó là tái hấp thụ răng (quá trình mất dần ngà răng và xi măng răng). Đây là một tình trạng rất phổ biến ở những con mèo khỏe mạnh trên 5 tuổi.

Sự tái hấp thụ răng xảy ra khi các lớp ngoài của răng bị ăn mòn và hấp thụ vào các lớp bên trong, dần dần phá hủy răng. Nhổ răng là phương pháp điều trị tốt nhất cho việc tái hấp thụ răng. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng vì những chiếc răng rất dễ vỡ và có thể bị gãy trong quá trình loại bỏ.

6. Hầu hết mèo phát triển bệnh nha chu khi lên 3 tuổi, chúng có các triệu chứng như nướu bị viêm đỏ, hôi miệng dai dẳng, chán ăn, sụt cân, chảy máu và răng lung lay hoặc đổi màu. Nếu không được điều trị vệ sinh răng miệng đúng cách có thể liên quan đến các tình trạng y tế nguy hiểm hơn như thận, gan, biến chứng tim và tiểu đường.

Không chỉ riêng mèo, bệnh nha chu ở thú cưng là một tình trạng mãn tính, không thể đảo ngược, đó là lý do tại sao việc chăm sóc miệng thú cưng của bạn trước khi có vấn đề rất quan trọng. Bạn có thể bắt đầu chăm sóc bằng cách đăng răng cho chúng.

7. Bệnh răng miệng có thể còn liên quan tới vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Những con mèo bị virus bạch cầu ở mèo (FeLV), virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) và FCV có nhiều khả năng bị các bệnh về răng và đau mãn tính như viêm miệng. Triệu chứng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của mèo dường như phản ứng quá mức với mảng bám răng, mô miệng.

Điều quan trọng là làm quen với miệng mèo của bạn để kiểm tra thường xuyên và phát hiện ra các dấu hiệu bất thường càng sớm càng tốt. Hãy nói bất cứ điều gì bất thường cho bác sĩ thú y để loại trừ các vấn đề sức khỏe quan trọng.

8. Giống như chúng ta, mèo có thể vô tình làm gãy răng. Răng dễ bị gãy nhất là răng nanh trên (răng nanh lớn) và triệu chứng đầu tiên bạn có thể nhận thấy là mèo hắt hơi!

Hân Mickey (Nguồn: mochasmysteriesmeows)

Call Now

Chat với Shop