5 kinh nghiệm quý báu dành cho người mới nuôi chó Bull Pháp

Nuôi chó Bull vốn không phải là điều dễ dàng, bởi giống chó ngoại này sở hữu những đặc điểm riêng và cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng nuôi dưỡng bạn nhỏ Bull Pháp tốt hơn, bạn có thể lưu ý một số kinh nghiệm nuôi chó Bull Pháp cho những người mới.

Môi trường sống rộng rãi và thoải mái cho Bull

Không chỉ với riêng chó Bull mà các loài chó hiện nay đều cần được sống trong một môi trường rộng rãi và thoải mái. Chó là loài có khả năng chạy nhanh, săn mồi và bảo vệ, do đó, việc kìm hãm 4 chân của chúng trong nhà khiến nguồn năng lượng của chúng tăng cao mà không được giải tỏa. Khi năng lượng ngày càng tăng, chó sẽ có xu hướng cắn phá, phá hoại đồ đạc.

Chuẩn bị một môi trường sống thân thiện chính là yếu tố đầu tiên trong 5 kinh nghiệm nuôi chó Bull Pháp bạn nên chú ý. Điều này sẽ giúp quá trình chăm sóc các bé diễn ra tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng nên được cân nhắc kỹ lưỡng theo độ tuổi

Nếu các loài chó nhỏ có chế độ dinh dưỡng dễ dàng cân bằng nhờ vào thực đơn thực phẩm khô, thì Bulldog lại có xu hướng ăn các loại thức ăn tươi.

Chế độ dinh dưỡng của chó Bull Pháp trong từng giai đoạn sẽ có những lưu ý quan trọng. Nhìn chung, chủ nhân nên chú ý đến các yếu tố sau: Cho chó ăn thức ăn giàu Protein, đạm như: thịt, cá, trứng, sữa,… Các loại thức ăn giàu chất xơ như rau củ quả cũng cần được bổ sung thường xuyển để đáp ứng đủ lượng vitamin cần thiết và tốt cho sự phát triển của chó.

Hạn chế cho các bé ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột như cơm, khoai, bắp,… bởi tinh bột không có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Với thói quen lười di chuyển thì Bulldog dễ bị béo phì nếu ăn quá nhiều các loại thực phẩm này.

Số lượng bữa ăn nên tùy vào từng giai đoạn phát triển. Đây cũng được xem là kinh nghiệm nuôi chó Bull Pháp hiệu quả. Đối với các bé dưới 3 tháng tuổi, số cử ăn có thể là 4 hoặc 5 với thức ăn mềm. Ở giai đoạn lớn hơn, các bé sẽ chia bữa ăn thành 3 đến 4 bữa xen kẻ thức ăn mềm với các loại thức ăn mới. Kể từ 5 tháng tuổi, thức ăn cho chó Bull Pháp nên chia thành 2 cử với đầy đủ dinh dưỡng.

Chú ý cho chó Bull tập thể dục đều đặn

Nghe có vẻ buồn cười nhưng đây lại là lưu ý quan trọng trong kinh nghiệm nuôi chó Bull Pháp bạn cần biết. Vì sao?

Chó Bull khá lười biếng bởi thân hình đồ sộ của mình. Do đó, một số con khi không được chú ý đến việc tập thể dục, có xu hướng tăng cân khó kiểm soát và dẫn đến một cơ thể không lành mạnh.

Giống Bull Pháp với vẻ đẹp rắn rỏi, các cơ và khung xương vạm vỡ cùng thân hình chắc nịch là mong muốn của không ít “con sen”. Tuy nhiên, không phải tự dưng chúng có thể sở hữu thân hình như vậy. Tập thể dục chính là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe và sụ phát triển của chúng.

Các bài tập thể dục có thể sử dụng như chạy bộ hoặc đi bộ là lựa chọn thích hợp.

Chăm sóc chó Bull định kỳ

Hạn chế đưa chó ra các khu vực có nước sâu vì các bé dễ bị sặc.

Hạn chế đưa chó ra môi trường bụi bặm hoặc di chuyển ngoài đường nhiều để tránh các bé bị khò khè, ảnh hưởng hô hấp.

Cần mặc ấm vào mùa đồng, mát mẻ vào mùa hè và hạn chế môi trường quá lạnh dễ gây sốc nhiệt.

Cho các bé khám định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe và các bệnh tiềm ẩn.

Huấn luyện chó Bull Pháp như thế nào?

Kinh nghiệm nuôi chó Bull Pháp cũng nên chú ý đến cách huấn luyện. Đây cũng là một trong những giống chó dữ, nếu không được dạy bảo triệt để có thể gây hại cho con người.

Để huấn luyện chó một cách bài bản, bạn có thể tìm hiểu các trung tâm huấn luyện chuyên nghiệp trên địa bàn. Trên đây là những thông tin cơ bản trong việc chăm sóc cho chó Bull Pháp. Nếu muốn huấn luyện tại nhà, bạn có thể tìm hiểu các video được chia sẻ trên mạng hoặc kinh nghiệm của những người đã từng nuôi Bull Pháp.

Khoa học chứng minh mèo khoe mông vào mặt bạn thể hiện tình thương

Bạn có bao giờ để ý rằng đôi khi hoàng thượng nhà bạn thường xuyên ịn mông khoe đít về phía bạn không? Đấy là dấu hiệu của sự yêu thương!

Khoa học đã chứng minh, việc hít ngửi mông là một trong những cách giao tiếp của loài mèo. Vì không thể nói được nên lũ mòe sẽ giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vị trí của tai, đầu, đuôi và mông của chúng đều truyền tải một thông điệp đến những con mèo khác và cho cả các con sen nữa.

Hành vi đánh hơi mông và ngửi mông là bình thường giữa loài mèo và việc khoe  mông là một phần của cuộc nói chuyện. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi hoàng thượng nhảy lên đùi bạn trong một buổi chiều, đòi vuốt ve và sau đó quay lại ịn mông, khoe mông vào mặt bạn.

Khi 2 con mèo gặp nhau, chúng sẽ ngửi mặt và cổ của nhau như một kiểu “Xin chào”. Điều này giống như việc bạn gật đầu chào một người lạ trong cuộc gặp đầu tiên. Mèo sản xuất pheromone ở má báo hiệu tình bạn, vì vậy đánh hơi khu vực này có thể giúp làm dịu cảm giác hung hăng, đề phòng hoặc sợ hãi ở chúng.

Một khi chúng cảm thấy thoải mái với nhau, chúng bắt đầu tiến đến đánh hơi  ở sườn. Điều này có thể tương tự như cái bắt tay lịch sự “rất vui được gặp bạn” của chúng ta. Đây là khu vực lưu giữ mùi hương khi những con mèo khác cọ xát, chải chuốt nhau hoặc mùi hương từ bàn tay vuốt ve của con người. Vì vậy, nơi đây nói được khá nhiều điều về đối phương.

Bước cuối cùng là đánh hơi vùng hậu môn bên dưới chiếc đuôi dựng lên. Mùi hương đặc trưng của con mèo được tìm thấy ở đây. Những con mèo có thể không cần đánh hơi mặt hoặc sườn, nhưng việc ngửi đít gần như là 1 điều bắt buộc. Những con mèo giữ đuôi và không muốn bị đánh hơi có thể được so sánh với một người nhút nhát và e thẹn.

Một cái đuôi chỉa lên tương đương với câu báo hiệu “Tôi không phải là mối đe dọa.” Vì vậy, sự kết hợp của việc nâng đuôi và đánh hơi đít tương đương với một cái ôm nhiệt tình hoặc một nụ hôn trên má trong lời chào của chúng ta. Vậy khi hoàng thượng đưa đuôi vào mặt bạn, đừng vội đẩy nó ra. Chúng chỉ muốn nói xin chào và thể hiện tình yêu thương với bạn thôi, như kiểu ôm hôn ấy. Nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc chúng mong bạn hít ngửi hay đánh hơi chỗ ấy đâu

Các bước xử lý chó bị ong đốt nhanh tại nhà

Chó bị ong đốt tưởng chừng như rất bình thường, tuy nhiên nếu chủ quan, cún cưng có thể gặp phải những triệu chứng vô cùng nguy hiểm dẫn tới tử vong.

Chó là loài động vật sử dụng mũi đánh hơi, chúng luôn muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Điều này khiến cún phải đối mặt với tình trạng côn trùng cắn, đốt đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Ong chính là kẻ thù lớn nhất mà cún cưng cần tránh. Khi chó bị ong đốt, chúng có thể gặp phải một số biểu hiện như sưng mặt mũi, chân thậm chí những vết đốt ở cổ và khu vực sát phổi còn khiến chó gặp phải tình trạng khó thở dẫn tới nguy kịch.

Ngoài những nguy cơ bị ong đốt trong những ngày hè nóng nực, cún cưng của bạn cũng phải đối mặt với triệu chứng sốc nhiệt. Chó thường thở dốc, chảy dãi và lịm đi rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những biểu hiện thường thấy khi chó bị ong đốt

Cũng giống với con người, chó bị ong đốt thường có những dấu hiệu đặc trưng như sưng tấy đỏ ở khu vực vết đốt. Nếu bị đốt vào chân, chó còn có thể đi khập khiễng và khó chịu. Chúng thường liếm hoặc gặm bàn chân khi bị ong đốt.

Khi bị đốt vào khí quản, những chú chó có biểu hiện dị ứng, sưng tấy gây ra khó thở. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới ngạt thở.

Các bước xử lý khi chó bị ong đốt

Nhận biết tình trạng vết đốt của cún: Khi bị ong đốt, bạn nên loại bỏ ngòi của ong bằng 1 tấm thẻ cứng ngân hàng hoặc một mảnh nhựa cứng. Bạn gạt ngòi của ong ra theo đường chéo một cách dứt khoát. Tránh nặn ngòi bằng tay, việc này chỉ khiến tình trạng thêm xấu đi, nọc độc sẽ được giải phóng nhanh hơn khi nặn.

Sau khi nặn được ngòi của ong, việc tiếp theo bạn cần làm là sử dụng dung dịch bôi lên vết đốt, tùy thuộc vào loại ong đã đốt cún để lựa chọn loại dung dịch để bôi. Với ong vò vẽ bạn sử dụng dấm ăn để bôi lên, còn ong mật bạn dùng dung dịch bột nở để đắp lên vết đốt.

Nọc độc của ong vò vẽ có tính kiềm nên bạn sử dụng dấm – hoặc các dung dịch axit lành tính để trung hòa mặc khác vết đốt của ong mật lại chứa đầy axit vì vậy bạn sử dụng những dung dịch có tính kiềm để trung hòa không nhất thiết phải là dung dịch bột nở. Khi không biết loại ong nào đã đốt cún, bạn chỉ cần chườm đá để vết đốt giảm sưng tấy và giúp cún không còn thấy khó chịu khu vực vết đốt.

Theo dõi và khám người cún xem còn vết đốt nào nữa, sau khi bôi dung dịch, bạn thấy cún có những dấu hiệu như khó thở và không giảm độ sưng tấy, hoặc nếu vết đốt quá nhiều, bạn nên đưa chó tới ngay các phòng khám thú y gần nhất để được điều trị. Việc hứng chịu quá nhiều nọc độc của ong cùng một thời điểm sẽ khiến cún bị tổn thương thận dẫn tới tử vong.

Thời tiết giao mùa là lúc mà côn trùng và nấm phát triển dẫn tới tình trạng viêm da, vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị viêm da, rụng lông giúp cún cưng khỏe mạnh. Hãy tham khảo bài viết trong series kiến thức của chúng tôi: Chó bị viêm da, rụng lông, có mủ và cách điều trị như thế nào.

Cách phòng tránh tình trạng chó bị ong đốt

Với thời tiết giao mùa, việc côn trùng phát triển và sinh sôi là điều không thể tránh được. ĐIều này đồng nghĩa với nguy cơ chó bị ong đốt tăng cao, đặc biệt là những chú chó thường hoạt động ngoài trời. Để tránh được tình trạng cún cưng bị ong đốt, bạn nên lựa chọn thời điểm đưa chó ra ngoài đi dạo.vòa lúc ngả tối hoặc sáng sớm – thời gian ong chưa hoạt động mạnh để tránh chạm chán với chúng.

Đưa cún tới những địa điểm thoáng mát, không có nhiều bụi rậm, những nơi có nhiều hoa, những nơi có tổ ong lớn hoặc khu vực vườn tược nhiều cây ăn quả…

Tránh sử dụng các loại nước thơm, nước hoa trước khi đưa cún đi dạo để hạn chế sự chú ý của ong nhé.

Hy vọng bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểu thêm về nhiều căn bệnh cũng như cách chăm sóc chó hữu ích.

8 kinh nghiệm quý cho người mới nuôi mèo

Có một chú mèo xinh xắn dễ thương hẳn sẽ làm bạn cảm thấy thích thú, vui vẻ. Nhưng nếu không chú ý huấn luyện, chăm sóc ngay từ đầu, bạn sẽ lung túng và cảm thấy khó khăn với những chú mèo xinh xắn nhưng cũng tinh nghịch và vô cùng khó hiểu. Hãy khám phá những kinh nghiệm quý sau đây để nuôi và chăm sóc hoàng thượng thật tốt nhé!

1.Chọn nuôi mèo con đúng độ tuổi thích hợp

Mèo luôn là thú cưng được rất nhiều bạn yêu thích và muốn sở hữu một chú trong nhà nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi mèo con đúng nhất. Đừng vì quá mong muốn mà vội vàng trong việc bắt mèo về nuôi nhé, bởi nếu mèo chưa đạt đến độ tuổi phù hợp để tách mẹ thì bạn sẽ phải mất rất nhiều công sức cho việc chăm sóc nó, đấy là còn chưa kể đến chuyện sức đề kháng của nó yếu nên rất dễ mắc bệnh, thậm chí là chết vì không thể thích nghi với môi trường sống mới.

Do vậy, nếu muốn nuôi mèo, bạn nên bắt mèo con khi nó được khoảng 8 – 10 tuần tuổi, đã cai sữa mẹ và có thể tự ăn cơm bình thường được.

2. Kiểm tra sức khỏe của mèo trước khi nuôi

Rất muốn nuôi nhưng chắc hẳn bạn sẽ rất vất vả khi đem một chú mèo bị bệnh về chăm sóc. Ngoài việc chăm sóc mệt hơn, bạn còn phải đối diện với nguy cơ là các thành viên trong gia đình có thể bị lây nhiễm vi khuẩn, virus từ nó. Để kiểm tra sức khỏe của mèo con trước khi nhận nuôi, bạn nên đưa nó đến cơ sở thú y để làm các xét nghiệm, điều trị bệnh (nếu có), đồng thời tiêm ngừa để phòng các loại bệnh thường gặp khác ở thú cưng như bệnh bạch cầu, bệnh ký sinh trùng, suy giảm miễn dịch…

3. Bố trí một không gian an toàn trong nhà cho mèo con

Khi thay đổi môi trường sống, mèo con tỏ ra rất rụt rè và lo sợ trước mọi thứ xung quanh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bố trí sẵn một góc nhỏ kín đáo dành riêng cho nó, đặc biệt là khi trong nhà còn nuôi thêm các loài thú cưng khác như chó cảnh chẳng hạn. Cứ để như thế khoảng vài tuần, tự khắc mèo con sẽ tập làm quen và thích nghi dần với môi trường mới, lúc ấy, chú mèo đáng yêu của bạn sẽ rời “tổ” và tự tìm cho mình một chỗ nằm mà nó cảm thấy thích hơn.

912443616

4. Cách nuôi mèo con đúng là thả nó tự do trong nhà

Kinh nghiệm nuôi mèo là để mèo tự do làm quen và thích nghi với môi trường mới là cách nuôi mèo con giúp tránh những rắc rối “khó đỡ” về sau. Nếu ngay từ đầu bạn đã buộc và xích nó tại một chỗ cố định, chú mèo sẽ cảm thấy bị bó buộc, mất tự do, chậm chạp hơn, thậm chí là luôn căng thẳng, sợ hãi. Chính điều đó sẽ khiến cho mèo con khó khăn trong việc thích nghi với môi trường sống mới.

5. Tập cho mèo con sự quy củ và thói quen giờ giấc

Để việc chăm sóc và nuôi mèo đơn giản hơn, bạn cần phải tập luyện cho nó thói quen sống và sinh hoạt theo giờ giấc quy củ. Từ việc ăn uống lúc nào, ở đâu hay đi vệ sinh khi nào, ở đâu… cũng phải được tập luyện thành thói quen ngay từ khi mèo còn nhỏ.

6. Đưa mèo con đi khám thú y định kỳ

Mèo con không chỉ cần khám thú y lúc mới đem về nuôi và là trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển của nó. Bạn cần phải lên lịch khám và tiêm phòng định kỳ từ khoảng 2 – 3 tháng tuổi để mèo luôn khỏe mạnh, đồng thời giúp bảo vệ tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình nữa nhé. Đó chính là cách nuôi thú cưng nói chung và cách nuôi mèo con nói riêng của các bạn trẻ hiện đại ngày nay.

7. Chăm sóc mèo con với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bên cạnh việc chăm sóc thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho mèo con phát triển khỏe mạnh và ngày càng bụ bẫm, đáng yêu hơn. Trong giai đoạn trước khi bắt về nuôi (lúc 10 tuần tuổi), mèo con sẽ bú sữa mẹ trong vòng 1 tháng, sau đó kết hợp vừa bú sữa, vừa ăn thức ăn khô cho đến lúc 10 tuần tuổi thì cai sữa hoàn toàn. Sau khi bắt mèo về nuôi, bạn có thể cho nó ăn thức ăn khô mua tại các cửa hàng thú cưng, hay trong siêu thị. Bạn cho ăn tầm 3 lần trong ngày cho đến khi mèo đã lớn đến độ 3 – 6 tháng tuổi thì giảm xuống còn 2 lần trong ngày là được.

8. Tiếp xúc và tạo mối quan hệ thân thiết với mèo con

Để tạo mối quan hệ thân thiết với chú mèo, bạn cần phải tiếp xúc và làm thân với nó ngay từ khi còn nhỏ lúc mới bắt về được khoảng 1 – 2 tuần. Ở độ tuổi 10 – 12 tuần tuổi, mèo còn nhỏ nên dễ “bén hơi” với chủ hơn, còn nếu để mèo lớn hay bắt mèo về nuôi khi nó đã lớn thì nó sẽ khó có thể quấn người, thậm chí là vẫn giữ nguyên thói quen cũ và những tập tính hoang dã.

Mỗi người có những kinh nghiệm nuôi mèo khác nhau, nhưng để chúng có được cuộc sống thoải mái và tốt nhất thì trên là 8 lời khuyên dành cho những bạn bắt đầu nuôi mèo.

Vì sao bạn cần nên tập đi bộ cho mèo?

Hầu hết các bác sĩ thú y và các trại động vật khuyên rằng không nên thả mèo ra ngoài. Tuy nhiên nếu được, bạn hãy tập cho mèo đi bộ, có rất nhiều ích lợi đấy!

Không biết dựa vào đâu mà nhiều nơi cho rằng, con sen không nên cho boss đi bộ. Thoạt nghe có vẻ nực cười, nhưng nếu làm được việc này, bạn sẽ tha hồ đưa chú mèo cưng của mình đi dạo chơi bất cứ đâu, mà không sợ bé thoát ra khỏi tầm kiểm soát và gặp nguy hiểm nữa. Bởi mèo là loài vật hiếu động và nhạy cảm, chỉ cần một thứ âm thanh hoặc hoạt động nào đó bất ngờ là chúng đã bị giật mình, và chạy vụt đi ngay lập tức. Tập đi bộ cho mèo, vừa là cách bạn quản lý được mèo cưng của mình, nhất là khi ở ngoài đường, cũng vừa có thể giúp cho mối quan hệ giữa chủ nuôi và thú cưng thêm gần gũi và thân thiện hơn.

Hầu hết các bác sĩ thú y và các trại động vật khuyên rằng không nên thả mèo ra ngoài. Những con mèo khác, xe cộ và rất nhiều các tai họa có thể xảy đến với chú mèo đáng yêu của bạn. Cuộc sống trong căn nhà bạn đối với mèo đã là quá mức “vương giả” rồi, nhưng nếu chúng có một khoảng không gian tự nhiên nữa để vui chơi, chạy nhảy và hít thở khí trời, thì chắc chắn sẽ tốt hơn nữa. Có một cách tốt nhất để bạn kết hợp một cách an toàn cả hai thế giới ấy của mèo để chúng có thể trải nghiệm những giây phút thỏa thuê ở ngoài trời mà không cần phải chú ý đến các yếu tố nguy cơ, đó là sự cần thiết của một sợi dây xích nhỏ, một dây đai và sự kiên trì của bạn. Để tập cho một chú mèo có thói quen đi bộ với dây chắc chắn là một thử thách khá lớn, nhưng cũng không phải là chúng ta không làm được, phải không nào?

Bắt đầu từ khi mèo còn nhỏ: Mèo con sẽ dễ dàng tiếp thu những cái mới hơn mèo lớn tuổi. Tất nhiên không phải lúc nào cũng vậy, một số mèo lớn vẫn biết nghe lời và học hỏi rất nhanh.

Chọn dây đai lưng phù hợp: đai này phải vừa vặn, mềm mại và được tra sát vào phần thân của mèo, chứ không phải ở cổ.

Giúp mèo làm quen với dây đai: Không nên bắt nó phải phục tùng ngay lập tức, mà hãy để nó làm quen từ từ trong một vài ngày. Hãy để mèo của bạn ngửi thấy mùi sợi dây. Đây là một mẹo tốt: đặt dây xích và dây đai ngay bên cạnh thức ăn của mèo trong vài ngày để chúng làm quen với mùi của dây.

Trước khi bạn đeo dây đai vào thân mèo, hãy giả vờ như bạn đang làm điều đó trước. Nên nhẹ nhàng, thân thiện với chúng. Bạn từ từ nhấc hai bàn chân trước của chúng lên, tra vào dây đai và gài lại. Nên vuốt ve chúng thêm một chút, để chúng vẫn cảm thấy mình được an toàn.

Và bây giờ là cần thời gian. Mỗi khi muốn tập luyện cho chúng, bạn đeo dây đai vào. Điều chỉnh sao cho vừa sát với thân mèo bởi nếu quá chật, chúng sẽ bị đau và nếu quá rộng thì dây ssai sẽ bị tuột ra mất. Bạn cũng cần phải đính vào đai một sợi xích nhỏ, và thử để chúng chạy xung quanh phòng hoặc khoảng không gian trống, nơi mà dây xích không bị vướng lại. Khi chúng đã có vẻ quen với sự hiện diện của đai và xích trên cơ thể mình, bạn hãy nắm lấy sợi xích, và nhẹ nhàng dẫn chúng đi ra xung quanh. Ban đầu hãy đi theo đến bất cứ chỗ nào chúng muốn dẫn bạn đi, nhưng dần dần bạn cần kết hợp với sự hướng dẫn của mình, việc này đặc biệt quan trọng, nhất là khi bạn có ý định đưa chúng ra dạo chơi ngoài trời. Điều này có thể sẽ làm tốn nhiều thời gian của bạn, nhưng lại nếu thành công sẽ mang lại nhiều điều thú vị bất ngờ cho cả bạn và chú mèo cưng.

Giờ thì đi ra ngoài và ngắm lại thành quả của mình thôi nào. Thế này nhé, bạn chọn gì trong ba con mèo: một mèo luôn cảm thấy sợ hãi và đề phòng tất cả những thứ ở chỗ xa lạ; một con mèo chỉ ở trong nhà chẳng biết nên làm gì với thế giới bên ngoài và có vẻ thụ động, thiếu lanh lợi; và một con mèo được tập luyện và hướng dẫn bài bản khi ở ngoài trời, luôn sẵn sàng chạy nhảy, nhưng vẫn ngoan ngoãn trong khuôn khổ. Hãy kiên trì một chút, bạn giúp cho chú mèo cưng đáng yêu của mình có được những phút giây thư giãn, tự do chạy nhảy mà không cần phải lo ngại chúng phải gặp nguy hiểm như trước đây nữa. Chúc bạn thành công!

Call Now

Chat với Shop